Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / 03Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm

03Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm

03Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm

03Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm, Theo dân gian ”cây thị có ma, cây đa có thần”, hay “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Những người tự tiện đốn cây(cho dù cây mọc ngoài đường, hay trên rừng) nếu tự ý hạ cây, bẻ cành sẽ bị những vong linh, thần linh trú ngụ trên đó trừng phạt.

Lời khuyên: Các cụ ta có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành”. Chính vì thế, để đảm bảo an tâm về mặt tâm linh và bản thân thì trước khi muốn đốn hạ hoặc chặt cây nào đó, các bạn nên chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, chu đáo, việc làm này vừa đơn giản, không mất quá nhiều thời gian mà dễ thực hiện.

Bài cúng hạ cây

Bài khấn trước khi chặt cây

Văn khấn thần cây

Văn khấn xin chặt cây lâu năm

Lễ cúng xin chặt cây

Sắm lễ cúng xin hạ Chặt cây

03Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm
031Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm

Khi chuẩn bị lễ cúng, gia chủ không phải mất quá nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để chuẩn bị. Chỉ cần thành tâm sắm sửa những đồ lễ sau:

02 chén đồng

01 vòng đồng

01 sạp đựng lễ vật

01 cành xoan tượng trưng

01 cột rượu

rượu cần

01 con heo đực

Trầu cau

Thuốc lá

Cơm

Gạo

Bông gòn

Đèn cầy

Trên đây là nghi thức đầy đủ và cơ bản nhất mà bạn cần chuẩn bị, tùy theo mỗi phong tục tập quán khác nhau của mỗi địa phương, vùng miền mà nghi thức chuẩn bị cũng có sự khác biệt, do đó việc chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn trên là hoàn toàn không bắt buộc nhé.

Bài cúng văn khấn xin Chặt cây

032Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm
033Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm

Sau khi chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, chắc hẳn rất nhiều bạn thắc mắc rằng bài văn khấn xin Chặt cây chuẩn nhất đọc như thế nào? Đừng quá lo lắng nhé, sau đây sẽ là bài cúng hạ cây chuẩn nhất hiện nay, khi khấn các bạn hãy đọc theo nội dung sau:

Nam Mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)

Kính Bạch Chư Vị Quỷ thần, Chư vị Hương Linh cư ngụ tại cây này.

Hôm nay, là ngày …. tháng ….. năm …. con tên là ….. cư trú tại ….. chúng con có việc cần phải Chặt cây…, nay con xin bạch với chư vị để chư vị chuyển nơi ở. Sau 3 ngày nữa (hoặc sau đây nếu chặt luôn sau đó) người trần chúng con xin phép được Chặt cây (hoặc tỉa cành).

Nam Mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)

Những điều cần lưu ý khi Chặt cây

034Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm
035Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm
036Bài cúng chặt hạ cây – văn khấn thần cây lâu năm

Điều quan trọng không thể bỏ qua khi tiến hành chặt cây đó là những lưu ý và những điều tối kỵ mà bạn cần phải tránh nhằm đảo bảo yếu tố về tâm linh và an toàn như sau:

Khi chặt cây gia chủ cần lưu ý không được chặt những cây đang có hoa, quả, chỉ được tỉa cành hoặc lá. Đối với những cây đang có hoa, quả bạn phải chờ đến khi cây hết mùa mới được tiến hành chặt bỏ. Còn những cây bóng mát có tuổi đời già cổ thụ lâu năm, nếu những cây này thường rất linh thiêng thì gia chủ phải chuẩn bị lễ cúng.

Trong quá trình thực hiện, gia chủ cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, chặt từ cành nhỏ đến những cành lớn. Trước khi chặt báo cho mọi người xung quanh, sau khi chặt xong cần phải dọn sạch sẽ, di chuyển cành cây thân cây ra các bãi rác.

Thực hiện nghi thức cúng xin Chặt cây

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, gia chủ bắt đầu thực hiện nghi thức cúng, các bước và quy trình cần thực hiện theo đúng các bước, đầy đủ và nghiêm túc.

Đầu tiên, gia chủ đặt lên sập tre: Rượu, thuốc lá, trầu cau, cơm, gạo, heo đực, đèn cầy.

Tiếp đó, cắm một cành xoan và treo chiếc vòng đồng cùng với một miếng bông để thể hiện lòng thành kính với thần linh và vong linh cư trú tại cây.

Khi cúng, gia chủ nên làm lễ cầu khấn xin phép các vị thần linh đang quản lý ở khu vực đó và xin những vong hồn đang trú ngụ rời khỏi cây.

Sau đó, gia chủ chặt loại bỏ từng phần của cây, bắt đầu từ phần ngọn, những cành nhỏ để giữ lại phần thân.

Trước khi chặt đốn phần gốc, bạn hãy quan sát những hiện tượng lạ xảy ra trong nhà (thường khoảng 1 tuần), nếu trường hợp không xuất hiện khác thường thì gia chủ có thể tiếp tục phá dỡ.

Tùy theo nhu cầu của gia chủ và tình hình thực tế, nghi thức cúng có thể thay đổi, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy trước khi tiến hành chặt cây trước nhà nhé.

Xem ngày giờ làm lễ Chặt cây

Ngoài việc chuẩn bị lễ cúng thì việc xem ngày Chặt cây cũng khá quan trọng. Việc này không chỉ ảnh hưởng về yếu tố tâm linh, an toàn mà đôi khi nó còn là yếu tố phong thủy nữa, bởi vậy bạn cần chú ý hơn về chi tiết này.

Theo các thầy tâm linh, nên đốn hạ cây vào những ngày Mậu Dần, Nhâm Ngọ, Kỷ Mão, Canh Ngọ, Nhâm Thân, Canh Dần, Mậu Thân, Ất Dậu, Mậu Tý,… Kỵ chặt hạ cây các ngày Xích Khẩu, Hỏa Tinh, Thiên Tặc và Chánh Tứ Phế. Còn giờ đẹp bạn có thể xem trên lịch vạn niên để chọn giờ lành tháng tốt để tiến hành.