03Cúng văn khấn sửa xây mở cổng cửa/khai môn động thổ
03Cúng văn khấn sửa xây mở cổng cửa/khai môn động thổ, Theo quan niệm của người Việt Nam nói riêng và quan niệm người Á Đông nói chung thì khi xây dựng xong phần ngõ thường sẽ tổ chức lễ cúng mở cổng. Mục đích của việc tổ chức lễ cúng này là thông báo với các vị chư thần, tổ tiên và cầu cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình.
Từ xưa đến nay mọi người không chỉ coi trọng việc xây dựng nhà cửa mà còn rất coi trọng đến việc xây dựng cổng ngõ bởi vì cổng chính là bộ mặt của ngôi nhà đó. Vì thế mà lễ cúng mở cổng nhà cũng là một việc làm không thể thiếu được trong các nghi lễ xây dựng.
Một số kiêng kỵ khi làm cổng nhà bạn nên biết
Khi xây dựng cổng nhà, người Việt thường tuân theo một số kiêng kỵ để đảm bảo mang lại may mắn và tránh những điều xui xẻo.
Không nên xây cổng ở hướng không tốt theo phong thủy, chẳng hạn như hướng Tây Nam hoặc hướng Tây Bắc. Hướng cổng nên được chọn sao cho hợp với mệnh của gia chủ để mang lại sự bình an và thịnh vượng.
Không đối diện trực tiếp với cửa chính
Cổng nhà không nên thẳng hàng và đối diện trực tiếp với cửa chính. Điều này được cho là sẽ làm cho tài lộc dễ bị thất thoát.
Không xây cổng quá cao hoặc quá thấp
Cổng quá cao sẽ tạo cảm giác bức bối và ngột ngạt, trong khi cổng quá thấp sẽ gây bất tiện và thiếu tôn nghiêm.
Kích thước cổng nên vừa phải và cân đối với tổng thể ngôi nhà.
Tránh cây lớn chắn cổng
Không nên để cây lớn chắn trước cổng nhà, vì điều này được cho là sẽ cản trở tài lộc và vận may vào nhà.
Tránh xây cổng hình dáng không tốt
Hình dáng cổng cũng rất quan trọng. Cổng nên có thiết kế đơn giản, chắc chắn và cân đối.
Tránh những hình dáng cổng quá phức tạp hoặc có các yếu tố nhọn hoắt, vì điều này có thể mang lại điềm xấu.
Không xây cổng ngay tại ngã ba, ngã tư
Vị trí này được coi là không tốt vì xe cộ qua lại nhiều, gây ồn ào và không an toàn. Ngoài ra, nó cũng không tốt về mặt phong thủy.
Tránh cửa cổng bị hư hỏng
Cửa cổng bị hư hỏng, sét gỉ hoặc lỏng lẻo cần được sửa chữa kịp thời. Cổng nhà phải luôn trong tình trạng tốt để đảm bảo vận khí tốt không bị ảnh hưởng.
Không nên để vật cản ngay trước cổng
Các vật cản như đá to, cột điện, thùng rác không nên đặt ngay trước cổng, vì điều này có thể gây cản trở luồng khí tốt vào nhà.
Sắm Lễ cúng mở cổng và ý nghĩa.
Theo quan niệm của người Việt Nam nói riêng và quan niệm người Á Đông nói chung thì khi xây dựng xong phần ngõ thường sẽ tổ chức lễ cúng mở cổng. Mục đích của việc tổ chức lễ cúng này là thông báo với các vị chư thần, tổ tiên và cầu cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình.
Chuẩn bị mâm cúng sắm lễ
Mâm cúng trong lễ mở cổng nhà gồm những vật phẩm sau:
Gà luộc 1 con.
Xôi / bánh chưng 1 đĩa.
Rượu trắng 1 chai.
Thuốc – chè 1 bao.
Vàng mã, tiền.
Trầu 5 lá.
Cau 5 quả.
Mâm ngũ quả 1 mâm.
Văn khấn trong lễ mở cổng nhà.
Các bạn có thể in ra giấy hoặc là cầm điện thoại để đọc bởi vì quan trọng là lòng thành của mình và chắc chắn rằng ông bà tổ tiên hay các vị Chư thần sẽ phù hộ độ trì cho công việc làm ăn được tuận buồm xuôi gió, gia đình êm ấm.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy quan Đương niên
Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Vì tín chủ con khởi tạo …………….. (sửa chữa, mở cổng, xây thêm …)
căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …).
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Văn khấn cúng dựng cửa chính
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con lạy Quan Đương niên.
Con lạy các Tôn phần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con tên là:……………………………………………..
Ngụ tại địa chỉ………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……tháng……năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời xin thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo cổng nhà, ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, con xin kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ xây cổng nhà.
Tín chủ con lòng thành lễ vật kính dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh đang cai quản trong khu vực này.
Con xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con cúi xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! .
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cần lưu ý những gì khi làm lễ mở cổng nhà?
Khi làm lễ mở cổng nhà, có một số lưu ý quan trọng về mặt tâm linh, phong thủy và nghi thức cần được tuân thủ để mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Chọn ngày giờ đẹp làm lễ
Việc chọn ngày và giờ để tổ chức lễ cúng mở cổng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong văn hóa phong thủy của người Việt. Lựa chọn ngày giờ phù hợp không chỉ mang lại may mắn mà còn đảm bảo sự suôn sẻ trong lễ cúng, một sự kiện đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà mới. Chọn ngày giờ tốt, hợp với tuổi của gia chủ để tiến hành nghi lễ, thường nhờ thầy phong thủy hoặc người có kinh nghiệm trong việc chọn ngày giờ.
Mâm lễ cúng mở cổng nhà
Mâm lễ cúng mở cổng nhà thường bao gồm các lễ vật mang ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an, tài lộc cho gia đình.
Dưới đây là những lễ vật phổ biến trong mâm lễ:
Mâm ngũ quả: Chọn các loại quả tươi, đẹp mắt và mang ý nghĩa may mắn như chuối, bưởi, cam, quýt, táo.
Hoa tươi: Thường là hoa cúc vàng hoặc hoa hồng, được cắm thành bó hoặc đặt trong lọ.
Nhang và đèn cầy: Nhang thơm và đèn cầy để thắp trong suốt quá trình cúng bái.
Rượu, trà và nước: Ba chén rượu trắng, ba chén trà và một chén nước.
Trầu cau: Một cơi trầu têm cánh phượng và một quả cau.
Gạo và muối: Một đĩa gạo và một đĩa muối.
Tiền vàng mã: Các loại tiền vàng mã được đốt sau khi cúng xong.
Gà luộc: Một con gà trống luộc, bày ra đĩa, kèm theo lòng gà.
Xôi hoặc bánh chưng: Một đĩa xôi hoặc một cặp bánh chưng.
Heo quay hoặc thịt lợn luộc: Một phần heo quay hoặc một đĩa thịt lợn luộc.
Hiểu Khai môn điểm thần sát như thế nào:
Khai là mở, môn là cổng hay cửa. Khai môn là trổ cửa, mở cổng, tạo lối ra vào. Thần sát là các thiên tinh chiếu đến.
Khai môn điểm thần sát là một trong những thuật phong thủy nhằm đảm bảo an toàn, phát phúc cho gia chủ.
Tại sao phải làm điều đó? Vì cổng hay cửa chính là khí khẩu của dương trạch, là chốn tiêu nạp dương khí của trạch vận.
Nếu nạp phúc thì phát tài, nếu nạp họa thì tổn thất.
Nếu theo phân kim Đại môn mà cửa hay cổng được: Lộc, Mã, Quý nhân lại gặp thêm Hoan lạc hay Phúc đức,
hoặc các sao tốt trong vòng sao Phúc Đức, tránh bị Đại Sát, Thiên hình, Độc hỏa,…lâm Môn là ngôi nhà có Cửa, cổng hoàn hảo.
Để có được một căn nhà phúc khí hưng vượng
thì rất cần thiết phải kết hợp thiết kế bố cục phi tinh trong huyền không với mở cửa cổng thì mới trọn vẹn.
Thật ra người làm phong thủy cao cấp dùng phương pháp khai môn thần sát giống như bát tự trong tứ trụ vậy.
Cách kích thần hóa sát đều có ý nghĩa giống nhau. Tuy nhiên mỗi vận một sự thay đổi do sự thay đổi bố cục các sao.
Trong vận 9 các bố cục hoàn toàn thay đổi. Việc mở cổng cửa cũng phải khác để phù hợp với tinh bàn huyền không vận
Chẳng hạn trạch tọa Tốn hướng Càn vận 8. Nếu mở cửa ở chính Hợi ( Tân Hợi) thì được “Thiên Lộc” tới cửa + vượng hướng (6-8) thì gia chủ làm ăn đại phát.
Trạch tọa Canh hướng Giáp, mở cửa Quý Mùi vận 8 cũng cực hưng thịnh, của cải dồi dào, công danh sự nghiệp bạn bè bốn phương hội tụ.
Nhưng trong vận 9 thì sao? sao vận thay đổi liệu mở cửa như vận 8 thì có khác không.