04Bài cúng văn khấn cậu tài cậu quý/sắm sớ lễ mâm cúng
04Bài cúng văn khấn cậu tài cậu quý/sắm sớ lễ mâm cúng, Cậu Tài Cậu Quý còn được gọi khác là Nhị vị công tử (cậu Tài, cậu Quý con Bà Chúa
Ngọc) – có nơi gọi là cậu Chài – cậu Quý, có nơi gọi là cậu Tri – cậu Trày hai vị thần sông nước cai quản cửa sông Dương Đông, luôn phù hộ cho ngư dân an bình khi gặp sóng to, gió lớn trên biển và trở về đất liền an toàn.

Cũng có truyền thuyết cho rằng “Cậu” là một vị quan, từ thời nào không rõ, có công lớn với người dân địa phương nên được người dân lập miếu tưởng nhớ.
Ở mỗi miền quê Việt Nam lại có những tục thờ cúng khác nhau, như ở Nam Bộ có phong tục thờ cúng Cậu Tài Cậu Cậu Quý. Đây là nhân vật linh thiêng được thờ cúng ở nhiều nơi nên Cậu cũng được thờ cúng ở nhiều nơi chớ không chỉ là Phú Quốc, ngoài ra còn được thờ cúng ở Tịnh Biên, An Giang có Núi Cậu
Phong tục thờ cúng Cậu Tài Cậu Cậu Quý
Phong tục thờ cúng Cậu Tài Cậu Cậu Quý đã có từ lâu đời. Ngay bàn thờ chính trong dinh Cậu có 2 tượng thờ nam giới và được giới thiệu là Cậu Tài và cậu Quý. Đây là 2 người con trai của Bà Chúa Tiên, hay còn gọi là bà Chúa Ngọc. Điều đáng chú ý là mặc dù tên Dinh là Dinh Cậu và tượng thờ cũng là thờ 2 cậu, nhưng bài vị bàn thờ ở chánh điện (ở giữa 2 tượng thờ trong hình trên) lại ghi là Chúa Ngọc Nương Nương.
Khách quan mà nói, kiến trúc Dinh Cậu chẳng có gì đặc sắc. Nếu đã từng tới Dinh Cô, bạn sẽ… chưng hửng khi nhìn thấy Dinh Cậu, bởi vì “Sao nó nhỏ quá vậy?”. Hoặc so với Dinh Bà (Thủy Long Thánh Mẫu) ở gần sát Dinh Cậu thôi, thì thấy Dinh Cậu chỉ là một ngôi miếu nhỏ xíu. Điêu khắc tượng trong dinh cũng rất bình thường, không có gì nổi trội.
Sắm Lễ vật cúng Cậu Tài Cậu Quý
Lễ vật cúng Cậu Tài – Cậu Quý không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Mâm cúng cơ bản thường bao gồm:
Hoa tươi: Hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lay ơn,…
Trái cây: Ngũ quả (5 loại quả khác nhau), nên chọn quả tươi ngon, có màu sắc sặc sỡ.
Nến (đèn dầu), hương, trà, nước.
Gạo, muối.
Tiền vàng mã.
Ngoài ra, gia chủ có thể chuẩn bị thêm trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá,… tùy theo điều kiện và phong tục từng vùng miền.
Bài cúng Văn Khấn Cậu Tài Cậu Quý
Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, thắp hương và đọc văn khấn Cậu Tài Cậu Quý. Bài văn khấn có thể là bài văn khấn cổ truyền hoặc bài văn khấn do gia chủ tự soạn với lòng thành kính.
Dưới đây là bài văn khấn Cậu Tài Cậu Quý tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con lạy Cậu Tài, Cậu Quý.
Hôm nay là ngày … tháng … năm ….
Tín chủ (chúng) con là: ….
Ngụ tại: ….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, nước trà, kim ngân, vàng mã, dâng lên trước án, kính cẩn thỉnh mời Cậu Tài, Cậu Quý.
Cúi xin hai vị giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình (chúng) con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, lộc tài hanh thông, buôn may bán đắt, tiền vào như nước, gia đạo bình an.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Truyền thuyết Dinh Cậu
Phong tục thờ cúng Cậu Tài Cậu Cậu Quý luôn được người dân gìn giữ bởi vì:
Từ xưa, Dinh Cậu đã nổi danh khắp chốn về sự linh thiêng, phù trợ cho ngư dân trên đảo. Du khách đến đây để tìm hiểu những truyền thuyết ly kì về ngôi miếu này.
Dinh Cậu không đẹp, nhưng cảnh biển ở Dinh Cậu thì tuyệt đẹp. Đặc biệt là những khối đá có hình dáng dị kỳ ở sát bên dinh. Đây là nơi chụp những bức ảnh lưu niệm thật tuyệt, nhất là lúc hoàng hôn.
Dinh Cậu ở ngay trung tâm Phú Quốc, khỏi phải đi đâu xa.
Trước đây Phú Quốc có tên là Xích Thổ, vi đất ở đây toàn màu đỏ. Đảo chịu sự cai quản của Thủy Long Thần nữ, thường gọi là Bà Chúa Đảo hoặc Bà. Chồng Bà là Đông Hải tướng quân. Hai người có một người con, ngư dân gọi là Ông Cậu. Vì cãi lời mẹ, nghịch ngợm giải thoát cho Sấu Tinh đang bị giam giữ, nên Cậu phải đời đời canh giữ trên lưng Sấu Tinh, dù nó đã hóa đá nhưng linh khí vẫn còn (tức mõm đá nơi xây dựng Dinh Cậu hiện nay).
Dân chúng thương Cậu phải chịu cảnh mưa nắng nên lập miếu thờ ngay trên lưng núi đá. Dân đánh cá trước mỗi chuyến ra khơi thường đến van vái xin Bà – Cậu phù hộ bình an. Phong tục thờ cúng Cậu Tài Cậu Cậu Quý và lễ cúng Bà được tổ chức rất long trọng tại dây.
Ý nghĩa của việc thờ cúng Cậu Tài Cậu Quý
Cậu Tài Cậu Quý thường được thờ phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ, được xem là thần độ mệnh, bảo hộ của người dân vùng sông nước. Hai cậu cũng được thờ và có cách thỉnh giống như thỉnh Thần Tài Thổ Địa. Thực tế, việc thờ Cậu Tài Cậu Quý không quá phổ biến, chỉ có các sách cổ, tài liệu về thần độ mệnh gốc mới có ghi chép về Cậu.
Do đó, việc tìm kiếm thông tin, cách thờ và ý nghĩa của việc thờ Cậu còn khá hạn chế. Nhiều người còn lầm tưởng thờ Cậu là một dạng bùa chú, bùa ngãi nên khá e sợ.
Nhìn chung, thờ cúng Cậu Tài Cậu Quý cũng giống như các vị Thần, Thánh khác. Ý nghĩa của việc thờ Cậu thường được nhắc đến như sau:
Bảo vệ gia chủ
Cậu Tài, Cậu Quý được xem là vị tiên, vị thần độ mạng của người nam giới. Ở Nam Bộ có tục thờ bổn mạng, đây là những vị thần phù hộ, độ trì, thường chở che, ban phước trừ họa, bảo vệ cho gia chủ, tức người thờ cúng. Thần bổn mạng được chia làm 2 phái là độ mạng cho nam và cho nữ. Thần bổn mạng nam thì có Cậu Tài Cậu Quý, Tử Vi Đế Quân, Quan Thánh Đế Quân, Ngũ Công Vương Phật.
Như vậy, việc thờ Cậu Tài Cậu Quý trước hết sẽ mang ý nghĩa mang đến bình an, may mắn, giúp bảo vệ người thờ là nam giới. Cậu thường được các gia chủ là nam thỉnh về thờ để cầu mong được chở che, phù hộ độ trì, giúp tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành, tranh bị kẻ tiểu nhân hãm hại, có quý nhân phù trợ, sự nghiệp lẫn cuộc sống được suôn sẻ, thuận lợi.
Cầu may mắn, tài lộc
Như đã đề cập, Cậu Quý Cậu Tài được thỉnh và thờ như Ông Địa Thần Tài. Điều này xuất phát từ mong cầu được hai cậu độ trì, giúp đỡ nhằm có cuộc sống ấm no, tài lộc dồi dào. Tương truyền, Cậu Quý Cậu Tài từng là hai vị tiên nhân, đầu thai trong một làng quê nghèo, có sở thích đá gà. Các cậu đi đến đâu thắng đến đó, số tiền thắng được đều mang về giúp đỡ người dân. Do đó, người ta thờ hai cậu để mong được ban tài lộc, may mắn.
Cũng có thuyết khác
cho rằng hai vị là con của Chúa Ngọc nương nương, được gọi là nữ Thần Po Nagar của người Chăm. Cậu Trài đọc trại thành chữ Chài, rồi quen dần đọc thành chữ Tài. Tranh, tượng hai cậu được thể hiện với dáng vẻ thong thả, có khi ôm thỏi vàng, khi ôm gà đá, một cậu đội nón, vị kia đầu bới tóc, đội khăn đóng, mặc áo dài.
Tượng Cậu Tài Cậu Quý được thể hiện với dáng vẻ thong thả, thảnh thơi. Trong đó, cậu Tài đầu đội nón lá, thân mặc áo dài, tay ôm thỏi vàng lớn. Hình tượng Cậu Tài được thể hiện cho giàu sang, phú quý, sung túc đủ đầy. Chữ Tài trong tên Cậu được hiểu là tài lộc may mắn nên được rất nhiều người thờ để cầu tài.
Bên cạnh Cậu Tài là Cậu Quý với dáng vẻ phú Quý, giàu sang, đầu đội khăn đóng, chân mang giày thêu, thân mặc áo dài, trong tay là con gà trống lớn. Gà trống là con vật quen thuộc trong đời sống người Việt, hình ảnh con gà còn tượng trưng cho năm đức tính tốt đẹp của người đàn ông. Không chỉ vậy, theo quan niệm xưa thì gà còn có thể mang đến may mắn và xua đuổi ma quỷ.
Thần bảo hộ của người dân chài
Cậu Tài Cậu Quý không chỉ được xem là thần bảo hộ của người dân vùng sông nước mà còn được người dân vùng biển hay cầu khấn mong bình an trước khi ra khơi. Theo người dân ở đảo Phú Quốc, nơi có Dinh Cậu, dân đánh cá ở đây mỗi khi ra khơi thường đến van vái Bà Chúa và Cậu để mong được phù hộ, cầu cho chuyến ra khơi bội thu, được suôn sẻ, thuận lợi. Chính vì vậy, phong tục thờ cúng Cậu Tài Cậu Quý và lễ cúng Bà ở đây cũng thường được tổ chức rất long trọng.
Cách thỉnh và thờ Cậu Tài Cậu Quý
Cậu Tài Cậu Quý là thần bổn mạng của nam giới. Do đó, nhiều gia chủ là nam thường thỉnh và thờ tranh, tượng Cậu để cầu tài lộc, mong có được cuộc sống vinh hoa phú quý, giàu sang, sung túc, ấm no hạnh phúc. Cách thỉnh và thờ Cậu Tài Cậu Quý cũng khá giống với cách thỉnh và thờ Thần Tài Thổ Địa.
Để thờ Cậu Tài Cậu Quý, trước hết gia chủ cần chủ bị bàn thờ với các vật phẩm cần thiết như bát hương, lọ hoa, đĩa trái cây, chóe nước… Đặc biệt, bàn thờ thì không thể thiếu tượng của nhị vị công tử. Tượng Cậu Tài Cậu Quý đẹp chuyên để thờ cúng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, sứ, đồng… Tuy nhiên, các tượng bằng đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do tính thẩm mỹ và độ bền cao, dễ vận chuyển lại có thể thờ được trong thời gian dài.
Sau khi đã chuẩn bị bàn thờ và vật phẩm thờ đầy đủ
gia chủ tiến hành chọn địa chỉ thỉnh tượng và mẫu tượng thờ ưng ý. Có rất nhiều địa chỉ kinh doanh tượng thờ, gia chủ có thể tham khảo các mẫu tượng Cậu Tài Cậu Quý của Đồ Thờ Lộc Phát để chọn được mẫu tượng phù hợp. Sau đó chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành lễ khai quang cho tượng và an vị tượng trên bàn thờ.
Khi thờ Cậu Tài Cậu Quý, gia chủ nên chú ý đến vị trí và hướng của bàn thờ. Nên tham khảo các vị trí thuộc cung tốt như Thiên Lộc, Quý Nhân hoặc chọn hướng theo bát trạch như Phục Vị, Diên Niên, Thiên Y, Sinh Khí. Ngoài ra, gia chủ cũng nên lưu ý đến vị trí và hướng thờ sao cho hợp mệnh, tránh tương khắc với cung mệnh của gia chủ để tránh hao tài, tổn lộc.