05Đeo nhẫn cưới, cầu hôn đúng cách
05Đeo nhẫn cưới, cầu hôn đúng cách, Nếu như nhẫn đính hôn được xem là một lời ngỏ ý kết hôn của chàng trai dành cho cô gái thì với nhẫn cưới lại là sự khẳng định về mối quan hệ gắn kết lâu dài từ hai người yêu nhau trở thành vợ chồng.
Nhẫn cưới là kỷ vật thiêng liêng cho tình yêu đôi lứa, là biểu trưng cho lời hứa bên nhau mãi mãi của vợ chồng khi cùng về chung một nhà. Bên cạnh cách chọn và cách đo size nhẫn phù hợp, việc tìm hiểu về vị trí ngón tay đeo nhẫn cũng mang một ý nghĩa rất đặc biệt.
ý nghĩa nhẫn cưới đính hôn trong hôn nhân
Nhẫn cưới sẽ có một cặp dành cho cả nam và nữ. Nó là biểu tượng cho tình yêu và lời hứa gắn kết trọn đời của hai người trong hôn nhân. Hình tròn vô tận của chiếc nhẫn cũng được ví như tình yêu vĩnh cửu của vợ chồng bởi chúng không bao giờ có điểm kết thúc.
Ngoài ra, trong văn hóa người Việt thì chữ “nhẫn” trong từ nhẫn cưới còn thể hiện cho tấm lòng bao dung, nhẫn nhịn vì nhau. Bởi trong cuộc sống gia đình, đôi lúc chúng ta sẽ không thể nào tránh khỏi những trận cãi vã, bất đồng quan điểm với đối phương.
Vì thế, nếu cả hai biết cách nhẫn nại và sẵn sàng bỏ qua cho nhau thì tình cảm mới được gắn kết lâu dài. Không chỉ là một tín vật của vợ chồng, việc đeo nhẫn cưới hàng ngày cũng thể hiện rằng bạn là người có đã có gia đình đối với những người xung quanh. Thậm chí trong một số trường hợp, nó còn giống như là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình của mình.
đeo nhẫn cưới ở Việt Nam
Phong tục đeo nhẫn cưới tại Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông, thể hiện quan niệm về sự gắn kết và thủy chung trong tình yêu vợ chồng.
Theo truyền thống “nam tả nữ hữu”, chú rể đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, còn cô dâu đeo ở ngón áp út tay phải.
Quan niệm này xuất phát từ niềm tin rằng có một tĩnh mạch tình yêu chạy từ ngón áp út đến tim, tượng trưng cho sự kết nối sâu sắc giữa hai trái tim.
Tuy nhiên, ngày nay, quan niệm này không còn quá cứng nhắc. Hầu hết các cặp vợ chồng Việt Nam đều lựa chọn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, giống như phong tục ở phương Tây.
Việc thay đổi này đơn giản là do sự tiện lợi và phù hợp với thói quen sinh hoạt của con người hiện đại.
Đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn sau ngày cưới
Có nhiều cách để đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc sau ngày cưới, tùy theo sở thích và phong cách cá nhân:
Đeo cả hai nhẫn trên ngón đeo nhẫn tay trái: Đây là cách phổ biến nhất, thể hiện sự gắn kết giữa hai biểu tượng tình yêu. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn hai chiếc nhẫn có kiểu dáng và kích thước phù hợp để hài hòa với nhau.
Đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa tay trái, nhẫn cưới ở ngón đeo nhẫn tay trái: Cách này giúp tạo điểm nhấn cho bàn tay và tôn lên vẻ đẹp của cả hai chiếc nhẫn.
Đeo nhẫn đính hôn ở tay phải: Đây là cách truyền thống ở một số quốc gia, thể hiện sự tôn trọng đối với lời cầu hôn và cam kết trước đây.
Đeo nhẫn đính hôn theo bất kỳ ngón tay nào yêu thích: Không có quy tắc nào bắt buộc về việc đeo nhẫn đính hôn ở ngón tay nào, bạn có thể tự do lựa chọn ngón tay mà bạn cảm thấy thoải mái và đẹp nhất.
Đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cùng lúc
Có hai thời điểm chính để đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cùng lúc:
Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn vào ngày cưới
Trước nghi thức trao nhẫn: Cô dâu nên chuyển chiếc nhẫn đính hôn sang tay phải, có thể đeo ở ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn.
Trong nghi thức trao nhẫn: Chú rể sẽ đeo nhẫn cưới vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái cô dâu. Sau đó, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn lại vào ngón đeo nhẫn tay trái, bên cạnh nhẫn cưới, hoặc đeo ở ngón giữa tay trái.
Tại sao nên đeo nhẫn cưới ngón áp út ?
Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là tại sao nhẫn cưới chỉ được đeo ở ngón áp út chứ không phải ngón trỏ hay ngón giữa. Nhưng ít ai biết đến bàn tay của chúng ta, các ngón tay đeo nhẫn đều có một ý nghĩa nhất định.
Ngón cái là ngón tay dành cho cha mẹ, đeo nhẫn ở ngón cái với mong ước cha mẹ sẽ sống lâu để nuôi dưỡng mình. Với ngón tay trỏ là dành cho anh em. Đặc biệt, khi thấy nhẫn được đeo ở ngón giữa tay này, bạn có thể hiểu ngay rằng bạn đang hiện cô đơn. Cũng trên một bàn tay, ngón giữa dài nhất, tượng trưng cho chính bản thân bạn. Còn ngón tay út còn là thông điệp cho sự khiêm tốn và tượng trưng cho tình bạn vĩnh hằng và trong sáng.
Còn đeo nhẫn cưới xuất phát từ kinh nghiệm dân gian xa xưa bằng một chò chơi gập móng tay. Điều thú vị là các ngón tay khác dễ dàng tách ra, chỉ riêng ngón áp út là không thể rời. Sau đó, bạn úp hai bàn tay theo quá trình ngược kiểu làm trên, vẫn chỉ có ngón tay áp út là không thể tách rời. Điều đó khiến người xưa nghĩ ngay đến đời sống vợ chồng và vị trí đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bắt đầu như thế.
Nhưng cũng tùy vào phong tục ở mỗi nền văn hóa hoặc thói quen theo sở thích của từng người mà quyết định nhẫn cưới nên đeo tay nào. Vị trí đeo nhẫn không quan trọng bằng chính tình yêu chân thành của hai bạn dành cho nhau, cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống này.
Vì sao không nên đeo nhẫn cưới ở ngón giữa?
Một lý giải cho việc không đeo nhẫn cưới ở ngón giữa là vì khi bạn đeo nhẫn cưới ở ngón giữa sẽ gây ra hiểu lầm và mang ý nghĩa bạn còn độc thân. Với trường hợp nhẫn cưới bị lỏng hoặc chật khiến bạn đeo không được thoải mái ở ngón áp út bạn có thể mang đến nơi mua nhẫn cưới để chỉnh size tay sao cho vừa với ngón tay của mình nhất chứ không nên đeo nhẫn sang ngón giữa như vậy sẽ làm mấy đi giá trị ý nghĩa của ngón đeo nhẫn.
Cách đeo nhẫn cưới ở các quốc gia trên thế giới
Mỹ: Nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi Mỹ thể hiện qua việc chú rể đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, trong khi cô dâu lại đeo ở ngón áp út tay phải.
Đức và Hà Lan: Khác biệt so với Mỹ, các cặp đôi tại Đức và Hà Lan đồng điệu đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải, tượng trưng cho sự gắn kết và tình yêu bền chặt trong hôn nhân.
Hy Lạp: Lựa chọn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên trái hay phải tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi cặp đôi tại Hy Lạp.
Trung Quốc: Tương tự Hy Lạp, các cặp vợ chồng Trung Quốc cũng có thể đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái hoặc phải.
Châu Âu: Nhìn chung, ở nhiều nước Châu Âu như Anh, Pháp, Ý,… nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út tay trái. Quan niệm phương Tây cho rằng ngón áp út có một mạch máu đặc biệt dẫn thẳng đến tim, do đó, đeo nhẫn cưới ở ngón này tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu và sự gắn bó sâu sắc giữa vợ chồng.
Một số điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới
Bên cạnh việc thắc mắc nhẫn cưới đeo tay nào thì các cặp vợ chồng chắc hẳn cũng quan tâm đến những điều kiêng kỵ đối với việc đeo nhẫn trong hôn nhân. Bởi lẽ, nhẫn cưới là một kỷ vật rất thiêng liêng của vợ chồng nên bạn cũng cần phải chú ý đến một số điều cấm kỵ để tránh làm ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân gia đình.
Đeo nhẫn cưới có kiểu dáng lệch nhau
Quá trình từ người yêu trở thành vợ chồng là một quãng đường mà hai người cần phải có sự đồng hành, gắn kết và đồng điệu với nhau thì mới tạo thành. Chính vì vậy, việc một cặp nhẫn cưới mà hai chiếc có kiểu dáng khác biệt giống như đang biểu thị cho sự tương khắc, xung đột lẫn nhau. Vì vậy, nhẫn cưới của cả hai cần phải có sự thống nhất về hình thức, màu sắc và chất liệu,…
Làm mất hoặc mang nhẫn đi bán
Nhẫn cưới là tín vật của hai vợ chồng nên cả hai cần giữ gìn nó bên người cho đến hết cuộc đời. Vậy nên, dù có gặp khó khăn về tài chính thì bạn cũng không nên mang nhẫn cưới đi bán. Việc làm mất hay bán nhẫn sẽ ngụ ý rằng bạn chính là người vô tâm, sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc gia đình.
Chỉ có một trong hai người đeo nhẫn cưới
Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều gia đình chỉ có vợ hoặc chồng đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, ý nghĩa của nhẫn cưới chính là để nhắc nhở bản thân hai người cần phải biết quan tâm đến nhau. Nếu một trong hai tháo nhẫn ra thì điều đó có nguy cơ gây tổn hại đến hạnh phúc gia đình.
Chưa kể còn khiến người khác hiểu lầm rằng bản thân vợ hoặc chồng của bạn còn độc thân. Vì vậy, việc đeo nhẫn cưới không đơn giản chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ hạnh phúc gia đình.