Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / 06Cúng đào khoan giếng văn khấn/động thổ đào giếng

06Cúng đào khoan giếng văn khấn/động thổ đào giếng

06Cúng đào khoan giếng văn khấn/động thổ đào giếng

06Cúng đào khoan giếng văn khấn/động thổ đào giếng,Theo các quan niệm tín ngưỡng của người Việt ta từ trước đến nay. Trước khi bắt đầu một công việc quan trọng nào đó ta phải thông qua các nghi thức gọi là xin phép bề trên.

Các nghi thức này sẽ giúp cho công việc của ta được thuận lợi hơn, không gặp bất trắc. Lễ cúng đào giếng cũng vậy, gia chủ khi tiến hành đào giếng cần biết về bài cúng khoan giếng cũng như tìm hiểu về nghi lễ này và ý nghĩa của chúng.

Bất kể khi đào giếng, xây giếng hay lấp giếng gia chủ cũng cần thực hiện đầy đủ các nghi lễ cần thiết.

Bởi vì điều này sẽ đem lại sự thuận lợi và may mắn trong quá trình thực hiện khoan giếng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về bài cúng khoan giếng đúng tâm linh nhất để gia chủ có thể tham khảo và thực hiện theo, tránh phạm vào các điều kiêng kỵ không may mắn.

Nên Khoan đào Giếng Ngày Giờ Nào Tốt

06Cúng đào khoan giếng văn khấn động thổ đào giếng
061Cúng đào khoan giếng văn khấn động thổ đào giếng
062Cúng đào khoan giếng văn khấn động thổ đào giếng

Bên cạnh việc chuẩn bị các lễ vật để nghi lễ khoan giếng được diễn ra thuận lợi, gia chủ cũng cần

xem xét và chọn một ngày tốt lành, đem lại may mắn.

Ngày khoan giếng này phải hợp với phong thủy bài cúng khoan giếng và hợp tuổi, vận mệnh của chủ nhân ngôi nhà.

Thêm vào đó giờ khoan giếng tốt sẽ giúp công việc được suôn sẻ, thuận lợi tránh những điều xui rủi, kém may mắn.

Các ngày tốt nên chọn để khoan giếng là:

063Cúng đào khoan giếng văn khấn động thổ đào giếng
064Cúng đào khoan giếng văn khấn động thổ đào giếng
065Cúng đào khoan giếng văn khấn động thổ đào giếng

Ngày Giáp Tý

Ngày Ất Sửu

Ngày Giáp Ngọ

Ngày Canh Tý

Ngày Tân Sửu

Ngày Nhâm Dần

Ngày Ất Tỵ

Ngày Tân Hợi

Ngày Tân Dậu

Ngày Quý Dậu.

Văn khấn cúng Khoan Giếng Gồm Những Gì, Ngày Giờ Nào Là Tốt Nhất

Gia chủ cần nắm rõ các thông tin về ngày giờ lành, và những lễ vật cần thiết cho nghi lễ để thành ý của mình được bề trên ghi nhận. Từ đó nhận được nhiều phước lành và một nguồn nước tốt lành nhất.

Văn khấn bài Cúng Khoan Giếng Gồm

Dưới đây là các lễ vật cần thiết cho buổi cúng động thổ khoan giếng, cúng tạ giếng và lấp giếng. Gia chủ hãy tham khảo và chuẩn bị thật kỹ càng trước khi bắt đầu nghi lễ.

Lễ Vật Cúng Động Thổ Khoan Giếng

Buổi cúng động thổ khoan giếng rất quan trọng. Nhiều người tin rằng cúng động thổ không chỉ thể hiện lòng thành

với bề trên mà còn cho thấy lòng thành đối với thổ địa nơi đặt giếng. Gia chủ tốt nhất cần chuẩn bị:

Một ít gạo, muối, rượu, trầu cau, xôi chè, 1 cặp đèn cầy, 1 nải chuối chín và 1 bình hoa tươi.

Lễ Vật Cúng Tạ đào khoan Giếng

Đối với nghi lễ cúng tạ giếng gia chủ phải chuẩn bị nhiều thứ hơn cúng động thổ khoan giếng. Lễ vật cần có là:

Một ít gạo, muối

Thuốc lá

Trầu cau

Xôi chè

5 chén rượu nhỏ

1 miếng thịt luộc

Đôi đèn cầy

Bình hoa tươi

Nải chuối chín, 1 mâm trái cây và chuẩn bị thêm bánh kẹo ngọt

3 Đinh tiền lễ

Lễ Vật Cúng Lấp Giếng

Đây là một nghi lễ quan trọng vì lấp giếng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố phong thủy khác trong nhà. Trước khi tiến hành lấp giếng vài ngày, gia chủ nên rải xung quanh giếng một ít gạo, muối. Sau đó đến ngày lấp giếng hãy chuẩn bị thêm các lễ vật cần thiết như là: 1 nải chuối, 1 bình hoa, trầu cau và thuốc lá.

Bài khấn văn Cúng Khoan Giếng Đọc Như Thế Nào

Trong các buổi thực hiện nghi lễ khoan giếng, đào giếng hay lấp giếng gia chủ hãy đọc các bài văn khấn sau đây để thể hiện lòng thành của mình:

Bài Văn Khấn Cúng Xin Lấp Giếng

Bài cúng xin lấp giếng đọc như sau:

“Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Hôm nay ngày…. tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh…. Cáo xin chư vị Tiền Hiền, có đào cái giếng lâu ngày thế gian, lâu nay chẳng có nước sài, lấp đi thì sợ để thời không an. Hôm nay xin cáo rõ ràng, thủy long hà bá ở thời nơi đây, cáo cùng chư vị nơi này, cho con lấp giếng đổ đầy đất ban, không còn giếng lạ thế gian, ra vô đụng chạm hệ thời không yên, cáo xin thổ võ thánh hiền, lời cầu khấn nguyện độ trì bình yên, giếng xưa đào cũng lâu rồi, người trần không sử dụng nước thời không dâng, cho nên xin lấp cho xong, không còn giếng cũ ở trong đất này, tạ thần tạ thổ nơi đây, bình bông nhánh chuối mời thời đi cho.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật”

Bài Văn Khấn Cúng đào Khoan Giếng

Văn khấn bài cúng khoan giếng gia chủ có thể tham khảo:

“Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy quan Đương niên

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn thực hiện việc khoan giếng tại thửa đất ở địa chỉ: …………….

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được thực hiện nghi lễ khoan giếng.

Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật”

Bài Văn Khấn Cúng Tạ khoan Đào Giếng

Bài cúng tạ đào giếng gia chủ có thể tham khảo như sau:

“Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát

Hôm nay ngày…. tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh…. Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay cúng tạ chư thần, lãng vãng hà bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt ngu si, không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài hoài. Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật”

Lễ Cúng khoan Đào Giếng được hiểu

Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng, thiêng liêng từ trước đến nay. Bởi vì từ xa xưa phần lớn người dân đều sử dụng nước giếng làm nguồn nước chính cho sinh hoạt và đời sống. Do đó việc khoan giếng để tạo ra nguồn nước rất quan trọng và được xem là ảnh hưởng to lớn đến chất lượng đời sống của con người. Lễ cúng đào giếng chính là nghi lễ thể thể hiện lòng thành của người dân đối với bề trên với mong muốn tìm được một nguồn nước mát lành, tiếp thêm may mắn cho cuộc sống thường nhật.

Ý Nghĩa Của Lễ Cúng khoan Đào Giếng

Lễ cúng đào giếng mang ý nghĩa như việc xin phép thổ thần quản lý nơi đặt giếng. Người dân tiến hành nghi lễ này phải thể hiện được lòng thành của mình với bề trên. Khi đó sẽ nhận được sự chấp thuận của thần linh đem đến cho người dân một nguồn nước dồi dào, tốt lành. Nghi lễ cúng bái trước khi đào giếng cũng góp phần giúp cho quá trình khoan giếng được diễn ra một cách trôi chảy nhất.

Bên cạnh đó nghi lễ này còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là thể hiện lòng biết ơn vì các vị thần đã đem đến cho gia chủ một nguồn nước trong lành, sạch sẽ. Chính vì vậy nghi lễ cúng đào giếng này cho đến ngày nay vẫn rất quan trọng. Các gia đình có ý định khoan giếng trong nhà cần thực hiện đúng nghi lễ này. Có như vậy công việc mới không gặp ngăn trở, công việc trong gia đình sau này cũng được thuận lợi như ý.

Những Việc Kiêng Kỵ Khi đào Khoan Giếng

Các gia đình khi tiến hành khoan giếng trong nhà cần tránh phạm vào 3 điều kiêng kỵ sau. Đây chính là những điều tối kỵ trong phong thủy giếng nước từ trước đến nay mà gia chủ nên nhớ kỹ.

Không Khoan Giếng Gần Bếp Hoặc Đối Diện Với Bếp

Căn bếp trong nhà là được biết đến là nơi chứa lửa thuộc hành Hỏa mang tính Dương. Giếng nước lại là hành Thủy mang tính Âm. Nên khi đặt giếng ở gần vị trí của bếp sẽ dẫn đến Thủy, Hỏa và âm dương tương khắc.

Lúc này gia chủ hản đã nhận ra được bất đồng về năng lượng của giếng và phòng bếp, vậy nên để tránh xung khắc khí và dẫn tới những hệ lụy ảnh hưởng tới vận khí gia chủ và gia đạo nói chung cần hết sức cẩn trọng.

Hơn thế nữa việc đặt giếng nước trong bếp cũng không được hợp vệ sinh. Nguồn nước trong giếng dễ bị ám mùi từ căn bếp và gây ô nhiễm. Khi đó gia chủ sử dụng nguồn nước kém vệ sinh này hằng ngày dễ mắc phải các căn bệnh về tiêu hóa, đường ruột nguy hiểm.

Tránh Đào Giếng Tại Phương Tọa Ngôi Nhà

Phương tọa chính là nơi cao và chắc chắn nhất trong căn nhà. Nhà nào có phương tọa cao nghĩa là phúc khí dồi dào, tài vận, vượng khí luôn đến với gia chủ. Nhưng nếu đào giếng phạm vào phương tọa này của nhà thì sẽ xảy ra hiện tượng Vượng Sơn Hạ Thủy. Nghĩa là những thứ cát lành, may mắn sẽ rơi hết vào giếng nước làm cho các nguồn vượng khí bị đẩy hết ra ngoài dẫn đến phong thủy đảo lộn, giảm phúc khí của gia chủ.

Không Nên Đào Giếng Trước Nhà

Gia chủ không nên đào giếng ở trước nhà vì giếng nước mang nhiều khí âm, khi đặt giếng trước cửa nhà các âm khí tỏa ra sẽ ảnh hưởng đến vận khí gia chủ. Trước nhà còn được tứ linh trấn giữ ở 4 phương hướng như: Thanh Long bên Tả, Bạch Hổ bên Hữu, Hậu là Huyền Vũ, Tiền là Chu Tước. Vì vậy gia chủ không nên khoan giếng ở vị trí tâm linh này.

Nên Đào Giếng Ở Đâu Để Hợp Phong Thủy

Nhìn chung theo đánh giá của các chuyên gia phong thủy hàng đầu hiện nay đều cho rằng đào giếng là một đấu pháp phong thủy phức tạp và đòi hỏi bản thân mỗi người thực hiện đều phải tường tận cũng như am hiểu về địa trạch.

Trên thực tế thủ tục đào giếng của mỗi gia đình và tại mỗi khu vực đều không giống nhau. Đã có không ít trường hợp gia đạo bất ổn, âm phần không thuận đến từ việc gia chủ xảy ra sơ ý trong quá trình đào giếng phong thủy.

Có thể nói rằng, đào giếng luôn là thủ tục quan trọng và yêu cầu sự cẩn trọng lớn nên trước những quyết định có yếu tố quyết định ảnh hưởng tới vận trình của cá nhân gia chủ cũng như gia đạo đó.