06Văn khấn bà chúa đất bản cảnh năm phương – cây đa 13gốc
06Văn khấn bà chúa đất bản cảnh năm phương – cây đa 13gốc, Việc cúng lễ thần linh Thổ địa nơi ở , Thần gồ chúa đất ở một số địa phương là vấn đề mà nhiều người quan tâm, bởi vì phần âm có yên thì người dương mới ổn và có an cư thì mới lạc nghiệp.
Gia chủ lại có tâm có tín, khấn lễ chu đáo theo lệ, nhờ vậy mà các chư Thần ban ân, giúp cho phong thủy yên lành, toàn gia mạnh khỏe, không khí gia đình đầm ấm, vui tươi. Không có yêu ma xâm hại quấy nhiễu, điềm lành mang đến, điềm dữ mang đi, kinh doanh đắt hàng đông khách, giao dịch có tín có uy….Và để bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với các chư thần, gia đình cũng thành tâm sửa biện lễ vật để dâng cúng ,lễ tạ
Sắm lễ bà chúa đất thần gồ
Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 3- 5 bông
Trầu cau tùy biện
Trái cây tùy biện
Lễ mặn : Rượu trắng , xôi thịt , hoặc gà luộc
1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói) + bánh kẹo bày vào một đĩa tùy tâm
Đèn nến hai cây hai bên
Bài cúng Văn khấn bà chúa đất thần gồ
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ( 3 lần )
Con kính lạy:
-Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần
-Bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
Bản cảnh linh gồ chúa đất tại gia xứ thôn …… xã …huyện … tỉnh…. Nước VN
Hôm nay là ngày… tháng… năm……..
Chúng con là:……………
Đang cư ngụ tại :………………….
Thành tâm sửa biện phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, kính cáo Chư vị Tôn Thần .
bái sám thần linh Thổ Địa bản cảnh thần gồ ,chúa đất
Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà được an cư lạc nghiệp từ nơi này.
Đội ơn thần linh Thổ địa thần gồ chúa đất che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung,
mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ấm ngoài êm, toàn gia mạnh khỏe.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính.
Cúi xin Chư vị Tôn Thần lâm giáng án tiền, thụ hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng thần linh chư vị sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con đầu năm chí giữa ,
nửa năm chí cuối lộc tài vượng tiến ,gia đạo hưng long , các cháu chăm ngoan học hành đỗ đạt ,mọi sự cát tường
( Cầu nguyện gì thêm thì nêu ra )
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Cẩn cáo!
Văn khấn bài cúng Chúa Bà Năm Phương
Bài khấn bà Chúa Năm Phương
Các bạn Lạy 9 lạy (cần thiết thể hiện thành tâm nữa thì lạy 20-50 lạy) – nếu có điều kiện thì quỳ Khấn, đông quá thì quán tưởng mình lạy rồi khấn:
Con xin kính lễ
Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả
Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, riêng đền cây đa 13 gốc kêu thêm ông Thổ Vượng (thànhhoàng của làng, được thờ trước khi chúa về ngự))
Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận
Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho mình)
Khấn xin Chúa Bà độ cho mình những việc gì đó:
Nên:
Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ
Hứa tu sửa – Làm việc Thiện báo đáp Bề trên và gia tiên
Địa chỉ đền thờ cây đa 13 gôc
Đền cây đa 13 gốc nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Dưới gốc đa có một miếu thờ, trong miếu có một tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương miếu đã có từ lâu đời, thờ đức Thành hoàng làng có tên là Thổ Vượng – người có công giúp dân khai hoang, lập và giữa làng Trại xưa. Như vậy, ngôi miếu dưới gốc đa này là nơi thờ thần hoàng làng và sau đó được phối thờ Chúa Bà Năm Phương
Đây cũng chính là nơi được coi là Bà chúa Năm Phương hiển linh về ngự. Vì thế, đây là là nơi người dân khắp nơi về lễ Chúa Năm Phương chủ yếu là tại đây.
Tuy gọi là đền, nhưng thực chất nơi đây chỉ là một miếu nhỏ ngay dưới gốc đa. Ngôi miếu cổ này xưa đã được sửa chữa, tu bổ và trở thành miếu thờ tượng của Chúa Năm Phương và hương án của Thành hoàng làng.
Một số nơi thờ Chúa Năm Phương ở Hải Phòng
Đền Cấm
Đền Cấm còn gọi là chùa Cấm, tại phường Gia Viên, phố Cấm, Ngô Quyền, Hải Phòng. Đây chính là quê hương của Chúa lúc sinh thời. Nơi đây, trước đây có một ngôi miếu thờ riêng của Chúa Năm Phương.
Sau này, do ngôi chùa bên cạnh bị xuống cấp, nên các pho tượng của ngôi chùa này được ghép phối thờ với ngôi miếu thờ bà chúa Năm Phương. Vì thế ngôi đền thờ theo hình thức: Tiền Phật, Hậu Thánh. Cũng vì thế nơi đây, bà con quanh vùng vẫn quen gọi đó là Chùa Cấm. Nhưng thực chất gọi là Đền Cấm thì đúng hơn.
Nơi đây, cung cấm thờ Chúa Bà Năm Phương với tượng Chúa Năm Phương. Phía ngoài cung cấm cũng có ban thờ tượng Chúa Bà Năm Phương để mọi người lễ.
Đây có thể coi là nơi thờ chính của Chúa Năm Phương, bởi đây được coi là quê hương của bà và cũng là nơi giữ bát hương của bà từ đền Vườn Hoa Chéo đưa về.
Bát hương Vườn hoa Chéo
Theo Thủ nhang đồng thày Hoàng Gia Bổn – Nghệ nhân dân gian thì ngày xưa, đây là Miếu thờ chính của Chúa Năm Phương. Vào khoảng năm 1968, nhà nước cho xây dựng vườn hoa, ngôi miếu đã bị phá. Đồ thờ tự của miếu được đưa về đền Tiên Nga – 53 Lê Lợi, bát hương được đưa về Đền Cấm (hay còn gọi là chùa Cấm).
Tương truyền, thời Pháp thuộc, có một bà me tây (vợ của ông chủ Nhà máy cơ khí Robert) bị lạc mất con. Bà đã đến ngôi miếu này để cầu tìm con bị thất lạc. Ngay sau khi cầu, bà đã tìm thấy con. Vì thế, bà me tây để trả ơn Chúa đã đầu tư tu bổ miếu Chúa trở thành một ngôi miếu thờ
Chúa Năm Phương nguy nga tại Hải Phòng.
Đền Tiên Nga
Đền Tiên Nga ngụ tại 53 – phố Lê Lợi có cung cấm là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bên ngoài cung cấm là có ban thờ Chúa Năm Phương rất nguy nga.
Ban thờ Chúa Năm Phương tại đền Tiên Nga
Căn cứ sự phối thờ này có thể nói đây là đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Chúa Năm Phương được phối thờ thêm.
Một số nơi thờ Chúa Năm Phương khác đáng chú ý khác ở Hải Phòng
Đền Bảo Phúc tại 12 – phố Trần Phú. Đây là một ngôi đền nhỏ hiện nằm trong khuôn viên của khách sạn Habeview. Ngôi đền này mới được xây dựng trên cơ sở một ngôi miếu thờ Chúa Nam Phương.
Đền thờ Chúa Nam Phương tại số 1 – phố Lê Hồng Phong. Đây là ngôi đền do một công ty xây dựng phát tâm công đức khi được cấp mảnh đất xây dựng trung tâm thương mại tại đây. Trước đây, tại đây chỉ là một miếu thờ nhỏ thờ Chúa Năm Phương.
Ngôi đền có thờ tượng của Chúa Bà Năm Phương và Chúa Quỳnh, Chúa Quế là hai hầu cận của Chúa Năm Phương.
Đền Nam Phương Linh Từ tại Đồ Sơn tại ngõ 155 phố Suối Rồng, khu 1 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Đền này nằm gần Đền Cô Chín Suối Rồng.
Đây là một ngôi đền được xây dựng vào năm 1996 do thủ nhang Hoàng Gia Bổn chủ trì việc khởi công và hoàn thiện ngôi đền.
Ngôi đền tương đối là uy nghi. Đền có các cung chính là ban công đồng, ban Trần triều, ban Sơn Trang. Sau ban Công đồng là Cung Chúa Bà Năm Phương, có tượng Chúa Bà và 2 tượng Chúa Quỳnh, Chúa Quế hai bên – Hai công chúa hầu cận của Chúa Bà.
Thần tích về Chúa Năm Phương
Chúa Năm Phương được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng cổ Gia Viên thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng; nay là phường Gia Viên, Phố Cấm. Tên thật của bà là Vũ Thị Quyến Hoa.
Khi Ngô Quyền khởi binh chống lại quân Nam Hán, bà được phong nữ tướng lo việc quân lương. Với những đóng góp to lớn của bà, Ngô Quyền đã phong tước hiệu cho bà là Ngô Vương Vũ quận chúa. Vì vậy, bà còn được coi là Bà Chúa Kho của riêng đất Hải Phòng.
Năm 1924, Vua Khải Định (triều Nguyễn) chính thức sắc phong tặng Bà là “Vũ quận Quyến Hoa Công chúa Tôn Thần” và chuẩn cho làng Gia Viên được phụng thờ.
Năm 1934, Vua bảo Đại sắc phong bà là “Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần”.
Tuy nhiên, không chỉ ở làng Gia Viên, sau này, cứ ở đâu có thờ Ngô Quyền thì ở đó đều có phối hưởng thờ Bà chúa Vũ quận.
Tương truyền, trước khi đánh trận trên sông Bạch Đằng, Đức thánh Trần Hưng Đạo đã vào đền thắp hương và đã được Bà phù hộ cho đánh tan quân địch.
Trong tiềm thức người dân Hải Phòng, Bà chúa Vũ Quận không phải người trần gian mà là một vị tiên nữ trên Thiên Đình được giáng trần để phù hộ cho nước, che chở cho dân”. Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Năm Phương.