07Văn khấn bài cúng đền nghè nữ tướng lê chân
07Văn khấn bài cúng đền nghè nữ tướng lê chân, Đền Nghè còn được biết đến với tên gọi đền Ngàn hay “An Biên cổ miếu”. Vị trí đền Nghè nằm ở trong tiểu khu Mê Linh và giáp với hai mặt phố (phố Lê Chân, phố Mê Linh).

Địa chỉ: số 53 đường Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố hoa phượng đỏ và là di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Ghé thăm đền Nghè, bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc mang đậm phong cách của triều đại nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XX.
Đền Nghè Hải Phòng thờ ai
Đền Nghè ở Hải Phòng là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Quê hương của bà là ở làng An Biên (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh). Bà đã đến vùng đất ở ngã ba sông Tam Bạc hòa vào dòng sông Cấm để lập ra một ngôi làng và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt hải sản. Nữ tướng đã đặt tên vùng đất này là An Biên (nay là quận Lê Chân) để nhớ về cội nguồn của mình.
Lê Chân là nữ tướng tài ba, xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược của Hai Bà Trưng. Bà đã chiến đấu anh dũng, lập ra nhiều chiến công vang dội và được chính Trưng Vương phong thành “Chương quản binh quyền nội bộ”, trấn giữ miền Hải Tần (hiện nay là Hải Phòng).
Lễ hội đền Nghè Hải Phòng
Khám phá ngay lễ hội đền Nghè Hải Phòng! Vào ngày 08/02, 18/08 và 25/12 âm lịch hàng năm, người dân tổ chức lễ hội đền Nghè để dâng lễ và cúng tế nữ tướng Lê Chân.
Phần lễ là văn tế để nhớ tới công đức của nữ tướng và cầu bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn khấm khá. Phần hội là những hoạt động vui chơi truyền thống mang tính tập thể như bắt vịt, vật võ, kéo co, đua thuyền…
Văn khấn bài cúng Đền Nghè hải phòng
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày … tháng … năm ….
Hương tử con đến Đền Nghè, thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Cách sắm lễ đi chùa
Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:
Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.
Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)
Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).
Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…
Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em
Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.
Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa đền, miếu, phủ
Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.
Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.
Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.
Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.
Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.
Lịch sử đền Nghè Hải Phòng
Lịch sử hình thành của đền Nghè Hải Phòng bắt nguồn từ sự tưởng nhớ công ơn khai khẩn và chiến công của nữ tướng Lê Chân. Dân làng Lê Chân đã lập ra một ngôi miếu nhỏ lợp tranh để thờ bà nằm ở vùng đất giáp với sông Cấm và sông Tam Bạc. Sau này, ngôi miếu được xây dựng lại, ốp gạch và lợp ngói.
Đến cuối thế kỷ XIX, vùng đất làng An Biên thuộc về thực dân Pháp (theo hiệp ước năm Giáp Tuất 1874) nên dân làng An Biên đã di dời đền Nghè lên phía Nam đến vị trí hiện nay. Theo các bài thuyết minh về đền Nghè Hải Phòng, đến năm 1919, ngôi đền được xây dựng với quy mô rộng lớn và bề thế hơn.
Năm 1975, Nhà nước đã xếp hạng đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2008, Hải Phòng đã cho tu bổ lại để ngôi đền khang trang hơn.
Cấu trúc đền Nghè
Đền Nghè gồm có tam quan, thiêu hương, tòa bái đường, giải vũ, hậu cung, nhà bia, nơi đặt tượng ngựa đá, voi đá. Sau này, người dân xây dựng thêm tòa tứ phủ.
Trong tòa bái đường có 5 gian nhà được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim và kê trên 16 viên đá tảng được đục đẽo vô cùng tỉ mỉ, công phu. Chính giữa của nóc nhà bái đường là những hàng chữ “An Biên cổ miếu” bằng tiếng Hán được đắp nổi rất lớn.
Hậu cung đền Nghè gồm có 3 gian nhà được xây dựng cao hơn khu nhà bái đường. Thiết kế ở hậu cung là kiểu 2 tầng mái để tạo ra sự uy nghi, bề thế cho khu nhà.
Nghệ thuật chạm khắc trên đá và gỗ – nét đặc sắc của đền Nghè
Các đề tài đa dạng từ long, ly, quy, phượng đến tùng, cúc, trúc, mai được chạm nổi, chạm chìm và chạm bong hình đan xen nhau đến mức tinh xảo. Những nóc mái, đầu đao của đền còn được đắp nổi hình rồng bay, phượng múa, cảnh Hai Bà Trưng chỉ huy quân, cảnh núi non Yên Tử…
Đền Nghè đến nay vẫn lưu giữ được nhiều bức điêu khắc trên đá có giá trị như tấm bia đá lớn ghi tiểu sử nữ tướng Lê Chân được tạc từ thời nhà Nguyễn. Tại tòa bái đường có khánh đá chạm nổi mềm mại về vũ hội long vân. Tại tòa thiêu hương có sập đá chạm nổi công phu về hình chim, thú, hoa lá từ khối đá liền.