07Văn khấn chùa tháp tường long đồ sơn hải phòng
07Văn khấn chùa tháp tường long đồ sơn hải phòng, Chùa tháp Tường Long nằm trên đỉnh núi Long Sơn có độ cao 95.2m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Cửu Long của bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Theo nhiều nghiên cứu, tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ XI, tương ứng với thời điểm vua Lý Thánh Tông trị vì. Người xưa truyền lại rằng, chùa Tháp Tường Long chính là nơi “tụ sơn tích”, thu giữ khí thiêng của đất trời.

Chùa tháp Tường Long được xây dựng trên bãi đất có diện tích khoảng 2.000m2 với 9 tầng, ước tính cao khoảng 100 thước. Ngoài mục đích phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, nơi đây còn là đài quan sát theo dõi biến động ở phía Đông Bắc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chùa tháp Tường Long đã vinh dự trở thành Di tích khảo cổ học.
chùa tháp Tường Long được xem là điểm dừng chân hàng đầu tại Đồ Sơn. Di tích lịch sử này có tuổi đời hàng ngàn năm với những giá trị văn hóa không thể đong đếm.
Lịch sử tháp Tường Long ngày xưa
Năm 1058: vua Lý Thánh Tông kinh lý qua vùng biển Ba Lộ đã dừng chân tại nơi này và cho người xây tháp. Vua nằm mộng thấy rồng vàng nên ban cho tháp cái tên là Tường Long.
Vào triều đại nhà Trần, nhà Lê: Tháp nhiều lần được tu tạo và khôi phục.
Năm 1804: Vào năm Gia Long thứ 3, triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương.
Năm 1978 và 1998: Tháp đã 2 lần được tiến hành khai quật để phục vụ mục đích nghiên cứu. Theo đó, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một nền móng tháp xây theo kiểu giật 3 cấp, móng hình vuông, lòng rỗng. Ngoài ra, nhiều di vật khác cũng được phát hiện như: gạch xây tháp, chân tảng hoa sen, bệ tượng A di đà bằng đá xanh…
Những kết quả khảo cổ đã khẳng định sự hình thành, tồn tại rồi đổ nát theo thời gian của tháp Tường Long cùng ngôi chùa đã có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Nơi đây đã từng được biết đến như một trung tâm Phật giáo lớn của thế kỷ XI-XII ở nước ta.
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Nét kiến trúc chính
là yếu tố tạo nên sự độc đáo riêng biệt của chùa tháp Tường Long. Nhìn từ phía xa, ngọn tháp tựa như cây sáo có nhiều cửa sổ phân tầng. Phía bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương tạo nên sắc đỏ cổ kính. Phần mái được chạm khắc hoa sen, hoa cúc,… vô cùng tinh tế và đẹp mắt.
Chùa tháp Tường Long giống như một chiếc cột linh quang rực rỡ, chiếu rọi ánh sáng đạo pháp cho người dân đương thời. Không những vậy, nó còn phản ánh sự hội nhập và truyền bá rằng tôn giáo này đã có quá trình phát triển dài lâu và đạt đến đỉnh cao.
Thời thích hợp đi du lịch chùa tháp Tường Long
Hải Phòng mang đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới ẩm của vùng Bắc Bộ, với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,3 độ C, không quá cao.
Thời điểm thích hợp nhất để du lịch chùa tháp Tường Long là từ tháng 4 – tháng 10 hoặc tháng 1 – tháng 5. Từ tháng 4 – tháng 10, tiết trời Hải Phòng khá hanh khô, nắng ráo, ít mưa nên thuận tiện cho việc di chuyển. Từ tháng 1 – tháng 5 thời tiết ở đây dễ chịu, mát mẻ, thêm vào đó là có rất nhiều lễ hội như lễ hội Núi Voi, lễ hội Voi… Du khách có thể kết hợp tham quan chùa và khám phá các lễ hội thú vị này.
Các hoạt động thú vị tại chùa tháp Tường Long
Dâng hương phụng cầu: Nổi tiếng là một trong những công trình linh thiêng, chùa tháp Tường Long được rất nhiều du khách đến dâng hương phụng cầu. Dạo quanh chùa, bạn có thể dừng chân bên các lư hương, thắp một nén nhang trầm để bày tỏ lòng thành kính đến chư Phật.
Tham gia lễ hội xuân cầu may: Nằm trong danh sách những hoạt động ấn tượng nhất tại chùa tháp Tường Long, hàng năm, lễ hội xuân cầu may được tổ chức vô cùng hoành tráng và hết sức náo nhiệt. Hòa mình vào không gian lễ hội sôi động, bạn còn có thể xin những lá bùa may mắn để gửi ước vọng của mình lên cây điều ước,…
Khám phá cảnh sắc chùa tháp Tường Long: Từ trên những tòa tháp cao, bạn có thể chiêm ngưỡng được núi non hùng vĩ hay biển cả bao la. Thả mình vào không gian bình yên của chùa, bạn sẽ cảm thấy an yên từ trong tâm hồn. Bên cạnh cảnh quan thanh tịnh, đến chùa tháp Tường Long, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật từ thế kỷ trước.