08Văn khấn chùa hồ thiên/bài cúng sớ lễ cầu công danh
08Văn khấn chùa hồ thiên/bài cúng sớ lễ cầu công danh, Chùa Hồ Thiên nằm trong Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia từ năm 2006. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Hồ Thiên huy hoàng trong lịch sử đến nay chỉ còn là phế tích, nhưng khu thánh địa linh thiêng nguyên sơ này đang được tích cực tôn tạo, nhằm trả lại những giá trị vốn có.

Ngôi chùa toạ lạc trên núi Phật Sơn, nơi mà theo các nhà phong thuỷ là có địa thế “long chầu, hổ phục” rất đắc địa. Sư trụ trì chùa Hồ Thiên là Tỷ kheo Thích Đạt Ma Trí Thông, cho chúng tôi biết: “Khu chùa tựa vào đỉnh núi Phật Sơn, cho nên suốt cả mùa đông không hề có ngọn gió bấc nào thổi vào được…”. Nhà sư còn giải thích: “Chữ hồ trong Hồ Thiên tự không phải là ao, mà mang nghĩa “quần tụ”. Hồ Thiên là sự quần tụ trên trời…”.
Địa chỉ chùa hồ thiên
Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, Chùa Hồ Thiên – Đông Triều (hay Trù Phong tự) do Pháp Loa xây dựng năm 1322 trên núi Trù Phong, được sử dụng làm nơi các vị cao tăng của Thiền phái Trúc lâm tu học sau khi đã hoàn thành xuất sắc khóa học tại Tự – viện Quỳnh Lâm. Nếu bạn đang có ý định đi tham quan vịnh Hạ Long, đảo Ti Tốp, động Thiên Cung… thì nên dành chút thời gian để ghé qua đây tham quan nhé.Khám phá chùa Hồ Thiên

Bài văn khấn khi đi chùa
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh
Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Các công trình trong chùa Hồ Thiên – Đông Triều
Khu vườn tháp:
Nằm trên sườn núi cao phía sau ở phía Bắc chùa Hồ Thiên – Đông Triều hiện vẫn còn dấu vết của 6 ngôi tháp, trong đó có 1 tháp còn tương đối nguyên vẹn, 1 tháp đã bị đổ mới được dựng lại và số còn lại thì đã bị sập. Trong đó 2 ngôi tháp đá ký hiệu là tháp số 1 và tháp số 6 đều mang vết tích từ thời nhà Trần.
Tháp đá kết hợp gạch thì có 4 tháp, ký hiệu từ tháp số 2 đến tháp số 5. Đặc điểm chung của các tháp này là đá được dùng làm phần móng và bệ tháp, thân và mái được xây xếp hoàn toàn bằng các loại gạch, phần lớn chính là các loại gạch hình chữ nhật.
Khu nhà tăng:
Nơi mà người tu hành (nhà chùa) và phật tử sống, sinh hoạt và tu học. Khu vực nhà tăng rộng khoảng 400m2, tọa lạc ngay phía Đông chùa và nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng, thấp hơn nền chùa khoảng 1.5m và nhìn về hướng Nam, tựa lưng núi ở phía Bắc.
Khu Tịnh thất:
Ở chùa Hồ Thiên – Đông Triều đây là nơi các nhà sư tọa thiền, Hồ Thiên tịnh thất dành riêng cho các vị cao tăng luyện thiền. Khu tịnh thất nằm ở ngọn núi sau chùa, hiện đã phát hiện có 3 thất (am), trong đó tịnh thất Hàm Long nằm ở vị trí cao nhất và cũng là tịnh thất có quy mô lớn nhất.
Ngoài ra còn có 2 tịnh thất nhỏ là những mái đá, dưới mái đặt một tảng đá hình chữ nhật để tạ thiền. Hiện tại sư trụ trì chùa Hồ Thiên – Đông Triều cũng sử dụng 1 trong 2 mái đá này làm nơi tu luyện của mình.
Có thể thấy rằng chùa Hồ Thiên từng là trung tâm lớn của Trúc Lâm và là quần thể kiến trúc chùa tháp lớn một thời. Bên cạnh chùa Yên Tử vốn đã quá quen thuộc tại Quảng Ninh, du khách nên ghé nơi đây tham quan một lần để cảm nhận được hết vẻ đẹp cũng như ảnh hưởng văn hóa, kiến trúc nhà Trần còn lưu lại.
Khu chùa chính:
Được xây trên khu vực mặt bằng khá rộng và trên độ cao 580m so với mực nước biển, riêng chùa chính diện tích mặt bằng đã khoảng hơn 700m2. Chùa có hình dạng chữ Công (工), cấu trúc gồm 3 công trình kết nối nhau: Tiền Đường, Thiêu Hương và Thượng Điện. Trong đó Tiền Đường nằm ở phía trước có hình chữ nhật, kết cấu 5 gian, 6 hàng cột, gian giữa rộng 4,4m, các gian hai bên rộng 3,9m; Thiêu Hương nằm giữa nhà Tiền Đường và Thượng Điện với diện tích rộng 147m2; Thượng Điện dựa trực tiếp vào sườn vách núi đá với mặt bằng rộng 202,5m2 có kết cấu 5 gian, 6 hàng cột, mỗi hàng có 4 cột.
Khu nhà tổ:
Nằm ở phía Bắc nhà tăng của chùa Hồ Thiên – Đông Triều, cao hơn nhà tăng khoảng 6m và tiếp nối với khu vườn tháp phía Đông. Khuôn viên nơi đây rộng khoảng 180m2 và còn dấu tích một mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật có diện tích khoảng 130m2. Bên cạnh dấu tích kiến trúc thì các chuyên gia cũng tìm thấy khá nhiều loại ngói mũi sen có từ thời Lê trung hưng. Ngói mũi sen với mũi thấp, 2 cánh mũi mở rộng và không có móc gài, được làm bằng đất sét thường, màu đỏ nâu.
Tại đây người ta cũng khai quật được 2 pho tượng bằng đá nguyên khối, gồm 2 phần thân tượng và bệ tượng. Cụ thể pho tượng thứ nhất được tạc theo thế tọa thiền trên đài sen, khoác áo cà sa, dải áo phần ngang ngực có đính một khuy cài hình nơ – đặc trưng của phái Trúc Lâm, tay trái cầm tràng hạt, hai bàn tay úp lên nhau, úp vào lòng, giữa ngực có chữ vạn. Tượng đã mất phần đầu và bệ sen, hiện kích thước chỉ còn cao 32cm, rộng vai 23cm, rộng phần đầu gối 34cm.
Pho tượng thứ hai
thì tạc theo thế tọa thiền, hai tay đan vào nhau và lòng bàn tay ngửa lên. Tượng đã mất phần đầu, tay trái và ngực bị vỡ một mảng. Theo họa tiết trang phục, tư thế tọa thiền người ta có thể nhận ra 2 pho tượng này là một trong 3 pho tượng Tam tổ Trúc Lâm, cụ thể tượng thứ hai chính là tượng đệ nhất tổ Trần Nhân Tông. Căn cứ vào các yếu tố như địa hình, đặc trưng di tích di vật và các pho tượng được tìm thấy mà có thể khẳng định đây là khu vực nhà tổ, nơi thờ tam tổ Trúc Lâm (Điều Ngự Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang).
Khu nhà bia:
Nằm cách khu vực trung tâm khoảng 150m về phía Đông, từ năm 2005 – 2010 đây là khu chùa chính và là nơi sinh hoạt của chùa Hồ Thiên – Đông Triều. Nhà bia được xây bằng đá xanh, ghép từ 6 tấm đá, mỗi tấm cao 1,97m và rộng 0,55m. Đặc biệt trên mỗi tấm đá ghép tường mặt sau đều được khắc nổi một chữ Phạn trong khung hình chữ thập, nội dung là một câu thần chú của Mật Tông được gọi là “Chú lục tự đại minh“, âm đọc của nó là OM MANI PADME HUM.
Sự xuất hiện của câu thần chú Mật Tông ở nhà bia và bệ hoa sen khắc bát quái cùng 28 vì sao đã cho thấy tính hòa quyện tông phái và yếu tố giao thoa giữa Phật, Đạo và Nho giáo vào thế kỷ XVIII, ngoài ta cũng thể hiện tính nhập thế và tính thích ứng của Thiền tông Trúc Lâm.
Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa
Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.
Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.
Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.
Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.
Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.