Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Mẫu am thờ bằng đá đẹp / Am đền thờ mỵ châu – chốn linh thiên cầu tình duyên

Am đền thờ mỵ châu – chốn linh thiên cầu tình duyên

Am đền thờ mỵ châu – chốn linh thiên cầu tình duyên

Am đền thờ mỵ châu – chốn linh thiên cầu tình duyên, địa chỉ thuộc xóm chùa, đông anh, thủ đô hà nội, Am Mỵ Châu còn được gọi là am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu.

01 BÀI VĂN KHẤN LỄ ĐÌNH CHÙA
02 BÀI VĂN KHẤN LỄ ĐÌNH CHÙA CẦU SỨC KHOẺ BÌNH AN
03 BÀI VĂN KHẤN LỄ ĐÌNH CHÙA CẦU SỨC KHOẺ BÌNH AN
04 BÀI VĂN KHẤN LỄ ĐÌNH CHÙA CẦU SỨC KHOẺ BÌNH AN
Am đền thờ mỵ châu - chốn linh thiên cầu tình duyên
Am đền thờ mỵ châu – chốn linh thiên cầu tình duyên

Sự tích và truyền thuyết mỵ châu

Truyền thuyết vùng Cổ Loa kể rằng: Vào thời xa xưa, dân chài trên sông Hoàng Giang đã kéo được phiến đá hình người không có đầu, cho rằng phiến đá không có gì đặc biệt nên họ lại thả xuống sông. Nhưng kỳ lạ là sau những lần quăng lưới, bức tượng lại lọt vào. Dân làng quan niệm rằng đây là phiến đá thiêng mới như vậy nên đã hò nhau kéo lên bờ và làm lễ xin được rước về. Sau khi chiếc võng dùng để khiêng tượng đá về đến nơi, võng đứt ngay cạnh đình Ngự Triều Di Quy, nơi từng là điện thiết triều của An Dương Vương tại thành Cổ Loa xưa.

Dân làng cho rằng đây chính là nơi bức tượng muốn ngự lại, là di thể hóa đá của công chúa Mỵ Châu đã trôi ngược từ biển về đất Tổ để hầu vua cha nên đã lập am thờ. Nhân dân quanh vùng vẫn truyền tai nhau: Bất cứ ai ốm đau bệnh tật, chỉ cần chắp tay thành kính xin bà phù hộ rồi xoa tay vào lưng bà, vuốt bàn tay đã đón nhận điều linh thiêng lên cơ thể, lập tức mọi bệnh tật đều tan biến… Câu chuyện mang sắc thái huyền bí trên tưởng chừng chỉ có trong chuyện cổ tích nhưng người dân ở xung quanh khu di tích Cổ Loa lại coi là chuyện rất thực trong đời sống tâm linh của họ.

. Miếu cô bé mai hoa đền thờ – văn khấn – sắm lễ

Sắm lễ vật khi đi đền chùa am

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau khi đến chùa:

Mâm lễ ban Tam Bảo: Gồm nhang thơm, nến, trái cây, hoa tươi, bánh kẹo và sớ riêng. Ban Tam Bảo không được để đồ mặn hoặc tiền vàng;

Mâm lễ ban Đức Ông: Gồm tiền vàng, trà thơm, thuốc, rượu, các món mặn như giò, xôi trắng và sớ riêng. Bạn nên chuẩn bị thêm 1 thếp tiền vàng dâng lên Đức Ông;

Mâm lễ ban thờ Mẫu: Gồm tiền vàng, 5 bông hoa hồng đỏ, trầu cau, tiền lẻ công đức, bánh kẹo và sớ xin duyên.

Với các loại sớ, bạn nên nhờ cụ ông ngoài cổng chùa viết sớ giúp.

. Bài cúng khấn xe oto mới, đầu năm cuối tháng, lễ vật

Bài văn cúng khấn cầu tình duyên tại đền chùa

NGUÔN THAM KHẢO: 

am mô A di đà Phật. (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…

Sinh ngày:… (Âm lịch)

Ngụ tại: ……

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua – phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác – phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật. (3 lần)

Cẩn cáo.

(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.

văn cúng khấn cầu bình an, tài lộc, giải hạn:

Nguồn tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Những điều cần lưu ý khi đi lễ đền miếu

Miếu đền thờ là một điểm đến vô cùng linh thiêng do đó du khách đến dâng lễ cầu duyên hay vãn cảnh chùa cũng nên lưu ý một số nội dung sau đây:

Không được mặc đồ ngắn hay váy trên đầu gối. Tốt nhất nên lựa chọn trang phục lịch sự kín đáo để tỏ lòng thành kính.

Kinh nghiệm đi chùa hà là không nên bật tiếng điện thoại để tránh ảnh hưởng tới không gian chùa. Đặc biệt đây là một nên linh thiêng nên không được nói tục, chửi bậy, hay có những lời nói báng bổ.

Đặc biệt, bạn chỉ nên dâng lễ cầu duyên khi duyên chưa tới. Nếu bạn đã có người yêu hoặc cả một cặp đôi đến kêu cầu hạnh phúc thì theo kinh nghiệm đi chùa hà về sau bạn cùng người yêu sẽ tan vỡ.

lưu ý: những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi đi lễ nên nhờ những thủ nhang, người giữ đền am khấn cúng là tốt nhất.