Bài cúng văn khấn sắm lễ chùa cái bầu/cầu công danh
Bài cúng văn khấn sắm lễ chùa cái bầu/cầu công danh, Ngôi chùa Cái Bầu còn có tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Đây là một trong 2 thiền viện của phái Trúc Lâm ở mảnh đất mỏ và thiền viện Ni trong tông môn. Ngôi chùa nằm trên ngọn đồi xa khu dân cư với một mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long và một mặt tựa vào núi xanh ngút ngàn.
Chùa Cái Bầu Quảng Ninh thuộc địa phận Bãi Dài, thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, cách trung tâm thị trấn Cái Rồng khoảng 10km.
Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời nhà Trần, cách ngày nay khoảng 700 năm). Vậy chùa Cái Bầu Quảng Ninh thờ ai? Đây là nơi thờ các vị tướng nhà Trần đã có công trong cuộc đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Công trình được khánh thành vào ngày 15/12/2009.
Thời gian xây dựng chùa kéo dài gần 2 năm. Chùa Cái Bầu Cửa Ông có tổng kinh phí xây dựng 24 tỷ đồng – được lấy từ nguồn vốn huy động xã hội hoá.
Cách sắm lễ đi chùa

Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:
Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.
Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)
Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).
Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…
Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu
sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em
Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.
Bài văn khấn khi đi chùa
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Kiến trúc độc đáo của chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, giống với nhiều ngôi chùa truyền thống tại Việt Nam. Tận dụng địa thế tự nhiên, chùa nằm dựa vào chân núi, hướng về biển tạo nên không gian thoáng đãng và mát mẻ.
Khu chính điện hùng vĩ
Diện tích của khu chính điện lên đến 6000m2, được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền, với 2 tầng. Khu vực này còn trưng bày các bức tranh tinh xảo, tôn lên vẻ đẹp linh thiêng và tăng thêm vẻ nghiêm túc của không gian này.
Ngoài ra, nếu đã dừng chân ở khu chính điện để chiêm bái, thăm hương hay cầu bình an cho năm tới thì đừng quên chiêm ngưỡng những bức tranh chạm khắc bằng đồng trên bốn phía tường của khu chính điện. Những bức tranh đầy tỉ mỉ và nghệ thuật sẽ mang đến cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời.
Lầu chuông
Lầu chuông là điểm thu hút đặc biệt tại chùa Cái Bầu, với chiếc chuông được chạm khắc hoa văn tinh tế và sống động. Mỗi ngày và trong các dịp lễ quan trọng, các sư thầy sẽ đánh chuông tại đây. Du khách lưu ý không nên tự ý rung chuông khi chưa được phép.
Lầu Trống ấn tượng
Lầu Trống có khuôn viên rộng hơn lầu Chuông. Chiếc trống lớn treo trên lầu với họa tiết bắt mắt làm nổi bật không gian. Ngoài ra, lầu còn có cột trụ khắc tượng Phật đẹp mắt và bức tranh sinh động tái hiện cuộc sống hành hương của đức Phật.
Cổng Tam Quan
Di chuyển lên chùa từ chân núi, du khách sẽ trải nghiệm cổng Tam Quan độc đáo. Công trình được thiết kế tỉ mỉ với chi tiết độc đáo và hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Phần trên của cổng có thiết kế mái 2 tầng, được lợp ngói cao cấp. Hai bên cổng khắc những dòng chữ ý nghĩa. Du khách có thể ngắm nhìn công trình và chụp ảnh check-in để lưu giữ kỷ niệm chuyến tham quan.
Cách di chuyển đến chùa Cái Bầu
Từ trung tâm thành phố Hà Nội các bạn có thể lựa chọn đi chùa Cái Bầu bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô riêng. Quãng đường từ Hà Nội- Vân Đồn dài 250km và thời gian di chuyển trung bình tùy từng phương tiện từ 3,5- 5h đồng hồ.
Di chuyển bằng xe máy và ô tô cá nhân
Nếu xuất phát từ thành phố Hà Nội, men theo quốc lộ 5 đến thành phố Hải Dương. Từ thị trấn Nam Sách (Hải Dương) các bạn đi thẳng quốc lộ 183 đến thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương) , rồi đến Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long – Cẩm Phả – Cửa Ông – Vân Đồn. Sau đó qua cầu Vân Đồn và đi thẳng là đến chùa Cái Bầu.
Một lộ trình thay thế khác mà các bạn có thể tham khảo thêm: Từ Hà Nội, đi theo quốc lộ 5 đến ngã ba Sài Đồng. Tại đây, các bạn tiếp tục đi đường 1 đến Bắc Ninh. Từ Bắc Ninh đi theo đường 18 qua Phả Lại – Chí Linh – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long – Cẩm Phả – Cửa Ông – Vân Đồn. Rồi lại qua cầu Vân Đồn và đi thẳng đến chùa Cái Bầu. Đó là những lộ trình đi chùa Cái Bầu mà bạn có thể tham khảo.
Di chuyển bằng xe khách
Bạn nên lựa chọn hãng xe uy tín để đảm bảo an toàn cho chuyến đi. Hiện nay do tuyến đường cao tốc từ Hà Nội- Hạ Long-Quảng Ninh đã hoàn thành nên việc di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội đến Quảng Ninh trở nên an toàn, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Vân Đồn kéo dài 4h. Với thời gian di chuyển như trên, các bạn có thể lựa chọn đi bằng xe khách giường nằm hoặc xe Limousine.
Đi chùa Cái Bầu cầu gì
Đi lễ chùa Cái Bầu, du khách nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an; gia đạo khỏe mạnh, bình an; tâm hồn luôn sáng và thiện lành. Bên cạnh đó, cầu cho con cái trong nhà luôn thông minh, học giỏi; gia đình hưng vượng, an lạc; công việc hanh thông và thiện duyên…
Tùy vào sở nguyện của mỗi người mà có thể cầu điều như ý. Tuy nhiên, bạn đừng cầu quá tham khiến việc không thành. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bài văn khấn trước khi đến chùa, đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết trong năm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trước các bài văn khấn trên internet, sách vở hoặc hỏi các vị sư tăng để có thể cầu được bình an, hạnh phúc cho gia đình, bản thân đúng như ý nguyện.
Hướng dẫn cách đi lễ chùa đúng cách
Đi lễ chùa nên mặc gì
Chùa chiền vốn là chốn linh thiêng, là nơi thờ tụng vì vậy bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Cụ thể là:
Lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn đặc biệt là có cùng tông màu với áo tràng, áo lam Phật tử với lựa chọn này vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên lại tăng lên nét giản dị, dịu dàng.
Đến những chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu thì bạn nhất định phải mặc áo sơ mi cổ kín, hoặc áo dài, nếu là áo khoác thì nên là áo bẻ cổ để vừa gọn gàng, lịch sự.
Không nên mặc gì
Tuyệt đối không mặc đồ hở hang đồ có thể nhìn xuyên thấu.
Không nên diện những trang phục sành điệu để đi chùa chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy… có thể nó không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.
Không mặc quần lửng, mặc váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ phật.
Nên đi chùa vào giờ nào
Có nên đi chùa vào buổi tối? Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.
Nhiều người vẫn quan niệm đi chùa vào mùng 1 để cả năm được bình an. Tuy nhiên, chùa là nơi linh thiêng nên khi ghé đến đây cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và cư xử sao cho phù hợp.