Bài văn khấn cúng miếu thần linh
Bài văn khấn cúng miếu thần linh, Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi thể hiện văn hóa tâm linh của Việt Nam. Trong những dịp lễ tết hoặc ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, mọi người thường đến đây để cầu bình an, may mắn, và thành công cho bản thân và gia đình. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ, bao gồm các mẫu văn khấn Thành Hoàng, văn khấn ban Công Đồng, và khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu.
Lịch sử hình thành tín ngưỡng miếu thờ
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Miếu, một di tích văn hóa trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, thường thể hiện đa dạng với tên gọi phản ánh đối tượng thờ. Quy mô của miếu thường nhỏ hơn đền. Ví dụ như Miếu Bà Ngũ Hành (Vũng Tàu), Miếu Ông (thờ Quan Công, Thổ Địa,…), Miếu Bà (Thiên Hạ Thánh Mẫu, Nương Nương,…). Lễ hội miếu không chỉ mang tính chất tín ngưỡng mà còn là dịp để cộng đồng vui chơi, gắn bó, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc. Thời gian và cách tổ chức lễ cúng có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và quyết định của người dân địa phương.
Văn khấn Đình, Đền, Miếu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng…năm.
Hương tử con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Lễ vật khi thăm lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Ngoài việc chuẩn bị văn khấn, việc mang theo lễ vật khi thăm lễ tại đình làng, miếu thần linh, đền thờ thánh cô, thánh cậu, thờ Mẫu, Sơn thần,… cũng vô cùng quan trọng. Theo phong tục từ xưa đến nay, bạn có thể mang theo lễ chay, hoa quả, lễ mặn,… to, nhỏ tùy theo tâm để cúng dâng lên các vị thần linh.
– Lễ chay: Bao gồm hương, hoa, trà, quả, phẩm oản… Lễ chay được sử dụng để cúng dường ban Phật, Bồ Tát (nếu có) hoặc dâng lên Thánh Mẫu.
– Lễ mặn: Bao gồm gà, giò, chả,… đã được nấu chín, được dùng để cúng dường ban Công Đồng. Ngoài ra, cũng được sử dụng để cúng dường thần Thành Hoàng, Thư điền.
– Lễ cúng thờ cô, thờ cậu: Gồm có phẩm oản, quả, hương, hoa, trà, đồ vàng mã,… (đồ chơi cho trẻ con).
Việc chuẩn bị những lễ vật này không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện và tấm lòng của mỗi người.
NGUỒN THAM KHẢO!