Chùa đồng thiện linh thiêng văn khấn/lê chân hải phòng
Chùa đồng thiện linh thiêng văn khấn/lê chân hải phòng, Chùa Đồng Thiện (tên chữ là Hải Ninh tự) nằm trên đường Thiên Lôi, quận Lê Chân, TP Hải Phòng, một trong khu phố trung tâm đông đúc, sầm uất của thành phố.
Theo tục truyền và nội dung văn bia thì chùa Đồng Thiện được xây dựng vào những năm 30 do Hội đồng thiện đứng chủ hưng công. Do vậy, tên gọi chùa Đồng Thiện với ý nghĩa là ngôi chùa được xây dựng nên từ tấm lòng thiện tâm của con người.

Cách sắm lễ đi chùa
Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:
Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.
Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)
Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).
Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…
Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em
Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh
Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa
Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.
Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.
Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.
Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.
Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.
Kiến trúc với dáng bề thế
khang trang gồm nhiều tòa ngang dãy dọc, mặt quay hướng Đông Bắc. Chùa có hai lớp tam quan dọc theo đường “Thần đạo”. Nối tam quan thứ nhất với tam quan thứ hai là một nhà thiêu hương và một hồ nước tròn, kèm hai bên chùa là khu nghĩa trang rộng lớn.
Các mộ chí ở đây là cả một thế giới thu nhỏ của các loại hình kiến trúc cổ kim, đông tây muôn sắc màu, san sát bên nhau yên bình và ấm cúng. Nhà thiêu hương với kiến trúc một gian vuông vức, hai tầng tám mái chung quanh để thoáng không xây tường che, bốn bức dựng 4 cốn tròn, kê trên chân tảng hình đôn đá, mái lợp ngói vẩy rồng rêu phong cổ kính, đao cong hình đá lật thâm thấp, âm u.
Thiêu hương là nơi quàn linh cữu của người xấu số, nơi các vị tăng ni chạy đàn cầu siêu thoát cho các sinh linh. Cả khối nhà là một thể thống nhất tượng trưng cho thái cực. Hai tầng tám mái là biểu tượng của lưỡng nghi (âm và dương). Ngôi nhà vuông tượng trưng cho tứ tượng. Tám mái là biểu tượng của bát quái.
Qua tam quan thứ nhất,
đi bên hồ nước tròn quanh năm đầy nước sẽ đến cổng tam quan thứ hai dẫn vào kiến trúc chính của chùa. Tam quan này kiêm luôn gác chuông to lớn hiếm thấy ở các ngôi chùa Việt Nam khác. Cổng chính xây một ngôi lầu ba tầng tám mái, với các đao cong đắp “Rồng chầu phượng mớm” quen thuộc.
Phần chồng diêm tầng trên cùng trổ cửa sổ tròn nhìn ra bốn hướng, còn chồng diêm tầng hai mở cửa hình vòm cuốn, bên trong treo quả chuông đồng lớn. Hai bên “tam quan gác chuông là một kiến trúc mái bằng bề thế, bốn góc dựng cột vuông kiểu cột đồng trụ càng làm tăng quy mô bề thế cho công trình. Hai bên cổng nhỏ bé hơn xây kiểu 2 tầng 8 mái. Tam quan là một kiến trúc thiết yếu của chùa, là chiếc cổng tượng trưng cho ý nghĩa cao siêu của Phật pháp.
Sau tam quan là khu sân thiền rộng bồn hoa cây cảnh tốt tươi. Trung tâm sân thiền là bể non bộ lớn với nhiều hình thù mang dáng “vật linh”. Dọc hai bên sân tòa nhà tổ và tòa thờ hậu kiên cố, mỗi tòa 5 gian, mái lợp ngói âm dương, tường hồi xây “bổ trụ giật tam cấp” chắc khỏe.
Tòa Phật điện đối diện
với tam quan qua “sân thiền” có cấu trúc hình chữ công truyền thống gồm 7 gian tiền đường, 3 gian ống muống, 3 gian hậu cung. Nét độc đáo của kiến trúc chùa là tòa hậu cung được dựng theo kiểu “chồng diêm 3 tầng, 8 mái” cao ngất trong tổng thể kiến trúc của chùa. Hai bên trước hiên tiền đường dựng nhà bia trong đồ hình vuông như cung điện 2 tầng, 8 mái.
Mái nhà bia khum hình lợi chậu, bờ mái và đao cong tầng trên đắp hình phượng múa, tầng dưới đắp “độc long”. Khoảng giữa hai nhà bia hoặc đội bảo tháp “cửu phẩm” mang dáng dấp của tháp Phổ Minh (Nam Định) thu nhỏ. Nhà bia cột hiên, tháp “cửu phẩm” sân thiền tạo nên cho chùa Đồng Thiện nét hư ảo của cõi linh và sự cổ kính, đậm đà sắc thái Việt Nam.
Bước vào Phật điện
một cảnh lộng lẫy vàng son của các bức đại tự, hoành phi, câu đối, y môn và tượng pháp. Tòa tam bảo là nơi ngự của các pho tượng Tam Thế, A Di Đà, Quan Âm Thiên Phủ, Thiên Nhỡn với 11 đôi tay. Tượng Đức Thế Tôn và Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền cưỡi trên thanh sư và bạch tượng.
Tượng tòa Cửu long cùng Thích ca sơ sinh. Đức Địa tạng đội mũ thất Phật ngồi trên tòa sen, tay giơ ngang vai nâng mặt trời và dải mây tượng trưng cho pháp lượng vô biên. Tượng Quan âm Nam Hải được thể hiện đứng trên đài sen bên dưới là Ô Ban Nam Đà Long vương mang bộ mặt quỷ sứ nhô từ sóng nước ba đào.
Hai bên Tam bảo có Hộ Pháp khuyến thiện và trừ ác đứng chầu trông như những thiên sứ nhà trời cao tới 2,5 mét.
Ngoài ra, Phật điện còn có ban thờ Thánh Tăng, đức A Nan Đà Tôn Giả đại tâm đại chí
mang hình bóng một tăng sư, hai bên có Hộ pháp đứng chầu và 10 pho Thập điện Minh Vương. Tượng Thập điện Minh Vương mang dáng dấp của những viên quan đương thời, đầu đội mũ bình thiên ngồi trong tư thế thiết triều trên bệ ngọc.
Đứng trước những pho tượng chùa Đồng Thiện như đứng trước những con người đích thực, trong sạch, nhân hậu, không chút đau thương khắc khoải, ta còn thấy ở đó giữa lòng người và Phật tâm như hòa quyện làm một.
Trong chùa còn có hai cây bảo tháp, mỗi cây cao 1,4 mét, hình lục giác, cạnh đáy 0,2 mét gồm 5 tầng, ngăn cách giữa các tầng là một mái đao cong. Trên đỉnh tháp có hình nậm rượu và một con rồng quấn quanh. Hai cây bảo tháp có 60 bức họa mà tác giả là ông Vương Ái Việt, hội viên Hội đồng thiện Hải Phòng, năm 1926 ông đã cúng hai cây bảo tháp này cho nhà chùa.
Chùa Đồng Thiện có giá trị thẩm mỹ cao, bình dị không ồn ào đã góp phần làm sáng tỏ thêm tính “Nhập thế gia trụ trì Phật pháp” của đạo Phật Việt Nam đậm tính nhân văn, đầy lòng nhân ái.