Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Chùa long tiên văn khấn chân núi bài thơ/sắm lễ sớ

Chùa long tiên văn khấn chân núi bài thơ/sắm lễ sớ

Chùa long tiên văn khấn chân núi bài thơ/sắm lễ sớ

Chùa long tiên văn khấn chân núi bài thơ/sắm lễ sớ, Chùa Long Tiên tọa lạc ngay chân núi Bài Thơ, đường Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Chùa được xây dựng vào năm 1941, thờ các vị an thần và các tướng thời Trần có đóng góp lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngôi chùa hiện đang là điểm đến thu hút nhiều du khách và các phật tử đến dâng hương, lễ phật.

Chùa long tiên văn khấn chân núi bài thơ sắm lễ sớ

Giới thiệu về chùa Long Tiên

Thuyết mình về chùa Long Tiên

Lễ hội chùa Long Tiên

Ý nghĩa lễ hội chùa Long Tiên

Hạ Long có chùa gì

Núi Bài Thơ

Đến chùa núi Bài Thơ

Tham quan chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên mang đậm nét kiến trúc của chùa chiền thời Nguyễn với kiểu chồng gường giá chiêng và những nét họa tiết, hoa văn rồng bay phượng múa.

Chùa long tiên văn khấn chân núi bài thơ sắm lễ sớ 1

Cổng chính dẫn vào chùa là cổng Tam Quan, gồm 3 lối đi là cửa Hữu, cửa Vô và cửa Đại. Khách hành hương đi vào chùa thường sẽ đi qua hai cửa phụ hai bên, còn cửa chính ở giữa sẽ chỉ dành cho Đức Phật và các vị Cao tăng. Cổng Tam Quan gồm 3 tầng, trên đỉnh là tượng phật A – di – đà trong tư thế ngồi, phía dưới là gác chuông, tầng dưới cùng là hai tượng Bồ Đề Đạt Ma canh giữ chùa. Mỗi tầng của cổng đều khắc câu đối hai bên, chính giữa khắc 3 chữ “Long Tiên Tự”.

Nằm giữa khuôn viên chùa là khu chính điện, với lối kiến trúc theo kiểu chữ Đinh. Cung tả của chính điện thờ Thánh Trần Hưng Đạo, cung hữu thờ Vân Phương Thánh Mẫu.

Lễ hội chùa Long Tiên được tổ chức vào ngày 24/3 âm lịch hằng năm. Đến tham dự lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lễ rước kiệu bài vị Đức Ông hoành tráng, thả đèn hoa đăng lung linh hay những màn đấu vật, hát chầu văn sôi nổi, nhộn nhịp.Cách di chuyển đến chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 6km về phía Đông Nam. Từ trung tâm thành phố bạn đi dọc theo Quốc lộ 18 sau đó rẽ phải và đường Trần Hưng Đạo, tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ hai vào Trần Thánh Tông, sau đó rẽ trái vào Lê Quý Đôn và đi thêm 200m nữa là tới chùa.

Về kiến trúc của Chùa Long Tiên

Không chỉ là địa điểm có nét văn hóa tâm linh đặc trưng, Chùa Long Tiên Hạ Long còn sở hữu nét kiến trúc độc đáo của nhà Nguyễn. Với những tòa tháp cao tầng được khắc họa các nét họa tiết chồng rường giá chiêng, kết hợp với đỉnh ốc đá chạm khắc hoa văn rồng bay phượng múa sống động. Làm bật lên vẻ đẹp văn hóa, giá trị nghệ thuật điêu khắc dân gian vô cùng nổi tiếng thời bấy giờ.

Về không gian của chùa Long Tiên

Ẩn mình trên một ngọn đồi cao, quanh năm hưởng sương gió, tiết trời lồng lộng. Đã mang đến cho Chùa Long Tiên Hạ Long một khung cảnh an yên và thanh tịnh. Đến tham quan địa điểm tâm linh này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ, không gian tuyệt cảnh mỹ lệ của núi non hùng vĩ. Với các Phật tử thì đây chính là một thế giới hoàn mỹ, thiêng liêng để tu tập, thiền định, để giữ tâm an lạc trước dòng đời xô bồ, tấp nập.

Đâu là thời điểm tuyệt vời để tham quan Chùa Long Tiên Hạ Long

Với những khách du lịch muốn tham gia lễ hội, thì nên đến chùa vào tháng 1 hoặc tháng 2, sau khi Tết Nguyên đán đã kết thúc. Bởi thời điểm này tại Chùa Long Tiên Hạ Long sẽ tổ chức rất nhiều lễ hội, các hoạt động văn hóa tâm linh, thờ cúng đầu năm.

Đây cũng là khung thời gian tuyệt đẹp để bạn tìm hiểu về nét văn hóa thờ tự, và lối sống sinh hoạt của các Phật tử trong chùa.

Với những khách du lịch thích không khí trang nghiêm, muốn trải nghiệm không gian yên bình để đi vãn cảnh nhẹ nhàng. Bạn nên ghé Chùa Long Tiên vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 12. Đây là khoảng thời gian chùa đón tiếp khá ít khách du lịch, sẽ vắng vẻ và đỡ chen chúc hơn dịp đầu năm. Rất thích hợp để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn không gian tĩnh mịch, bình yên và nét đẹp thiên nhiên ẩn mình quanh chùa.

Bài văn khấn khi đi chùa

Văn khấn lễ Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..

Tín chủ con là …………………………

Ngụ tại………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …

Tín chủ con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh

Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Đi chùa nên cầu gì?

Thông thường mọi người đi chùa đều cầu bình an, tiền bạc, lộc tài, công danh tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng đức phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.

Vì vậy khi đi chùa sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên… tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.

Những điều không nên cầu:

Không nguyện cúng dường chư Phật.

Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.

Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.

Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.