Miếu đức ông/văn khấn chùa quan lạn/đình đền
Miếu đức ông/văn khấn chùa quan lạn/đình đền, Chùa Quan Lạn nằm cạnh đình Quan Lạn. Chùa có tên chữ là Linh Quang tự. Chùa có kiến trúc giản dị. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài. Hệ thống vì kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen.

Chùa Quan Lạn thờ phật, thờ mẫu Liễu Hạnh và cụ Hậu. Cụ Hậu là người gốc Quan Lạn không có con, sống rất hiền lành phúc hậu, trước khi chết cụ đã hiến toàn bộ tài sản của mình còn lại cho nhà chùa, vì vậy mà người dân trong vùng đã tôn cụ làm Hậu Phật, tạc tượng cụ và đặt tượng cụ ở ngay trong chùa. Tượng cụ Hậu là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ trong chùa.
Đình Quan Lạn:
Đình Quan Lạn đầu tiên được xây dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn. Sau nhiều thế kỷ hưng thịnh, cảng Vân Đồn hoang tàn do việc thông thương đã đi sâu vào khu vực kinh kỳ và phố Hiến, dân Cái Làng chuyển chỗ để chuyên nghề biển, ngôi đình cũng chuyển hai lần từ 9 gian xuống còn 7 gian. Ngôi đình ngày nay được xây dựng vào những năm 1890-1900. Nằm giữa trung tâm của đảo. Đình gồm một bái đường nối với hậu cung bởi ba gian ống muống. Chủ yếu bằng gỗ mần lái, một loại gỗ vào hàng tứ thiết, chỉ thấy ở vùng đảo Hải Vân.
Trên nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong, phía trước đình đắp bốn chữ nổi “Quốc thịnh dân hưng”, thể hiện ước vọng của người dân trong vùng. Bên trong đình được chạm khắc công phu, tỉ mỷ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng.
Đặc biệt, các đầu bẩy đều chạm khắc đầu rồng, mỗi một đầu rồng lại có sự khác nhau. Sàn đình được làm bằng gỗ, kiểu kiến trúc này chỉ có ở đình Bảng (Bắc Ninh), và đình Trà Cổ (Móng Cái). Bên cạnh đó, đình còn lưu giữ được 18 sắc phong từ đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến đời Bảo Đại. Đình thờ thành hoàng làng, các vị tiên công có công quai đê lập ấp dựng làng, sau đó phối thờ tướng Trần Khánh Dư – người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo này.
nghè Quan Lạn:
Đảo Quan Lạn còn có 2 nghè: nghè Bản Thổ và nghè Trần Khánh Dư.
Nghè Bản Thổ rất nhỏ nằm giữa đình và chùa, thờ thần bản thổ. Trong sách chép nói về các thần của Quan Lạn có ghi: “Thần thổ địa là vị có công khai phá đất đai dựng nên xã này, cũng là vị dũng mãnh chết trong chiến trận”. Hiện trong nghè đang thờ một bài vị, trên bài vị có ghi: “Đương Cảnh thổ địa thần kỳ – vị hiền”.
Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Nghè thờ tướng Trần Khánh Dư, người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng biển biên ải Đông Bắc của tổ quốc.
Nghè Trần Khánh Dư và đình Quan Lạn có mối quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau. Hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ đình về nghè để thờ.
Miếu quan lạn
Ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ỏn và miếu Đồng Hồ.
Miếu Sao Ỏn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay.
Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ.
Cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn thực sự là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân biển. Đặc biệt lễ hội ở đây cũng mang sắc thái riêng biệt gắn chặt với đời sống lao động của cư dân làng biển và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta. Lễ hội Quan Lạn diễn ra vào ngày 18 tháng 6 âm lịch, không kéo dài đến hết tháng sáu. Lễ hội có hai phần gắn bó chặt chẽ với nhau đó là lễ rước Tướng Trần Khánh Dư và hội chèo thuyền.
Văn khấn lễ Phật khi đi chùa
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
văn khấn đình đền phủ miếu
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là: …………
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm …………..
Hương tử con đến nơi …………….
Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.
Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!