Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất/thai nhi bố mẹ

Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất/thai nhi bố mẹ

Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất/thai nhi bố mẹ

Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất/thai nhi bố mẹ, Đức Phật dạy khi con người mất đi, rất ít người được tái sinh trở lại làm người, phần đa số là tái sinh làm hương linh, ngạ quỷ, súc sinh địa ngục.

Đức Phật lại dạy cho mọi người khi có người thân mất, người nhà quyến thuộc nên tụng kinh cho người mất nghe, nếu người mất đó từ trước đã có chút tâm tính hiền thiện thì có thể họ được giác ngộ, trong khi nghe kinh mà được giải thoát.

Và nếu người mất đó từ trước tâm tính hiền thiện hoặc không hiền thiện nếu người thân nên cúng lễ, làm các việc thiện, cúng dường Tam Bảo, hồi hướng phúc báu đó, đến cho người mất thì người mất cũng sẽ được lợi ích. Người mất nương nhờ vào sự tụng kinh, cúng lễ, phúc báu mà thân quyến hồi hướng, sẽ được hưởng các điều tốt đẹp, tương ưng với phúc hồi hướng đó.

Nên sau khi gia đình có người thân mất, nếu quý vị thông qua việc lễ cúng, đúng theo nghi thức Phật giáo này, thì quý vị sẽ giúp cho người thân, được bớt khổ hoặc hết khổ, tùy thuộc vào công đức phước báu hồi hướng của quý vị.

Cách bày sắm lễ thất thất lai tuần và 49 ngày cho ông bà bố mẹ

01 Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất thai nhi bố mẹ
01 Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất thai nhi bố mẹ
  • Văn khấn 49 ngày cho bố
  • Vàng mã cúng 49 ngày gồm những gì
  • Văn khấn 49 ngày cho chồng
  • Văn khấn 49 ngày cho con
  • Văn khấn 49 ngày cho vợ
  • Văn khấn 49 ngày cho ông bà
  • Văn khấn 49 ngày cho người mới mất
  • Sắm lễ cúng 49 ngày ngoài mộ
  • Bài văn cúng 49 ngày cho mẹ
  • Văn khấn 49 ngày tại nhà
  • Cúng 49 ngày có phải ra mộ không
  • Nghi thức cúng 49 ngày
03 Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất thai nhi bố mẹ
04 Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất thai nhi bố mẹ
Sắm lễ văn khấn 49ngày người mất thai nhi bố mẹ

Sắm Lễ Cúng Tuần Thất

Trước bát hương thờ Phật: Hoa, quả, một bát cơm, một cốc nước. (Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, chưa có bát hương Thần Linh,

thì không sắm lễ cúng Phật, không sắm lễ cúng Thần Linh, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật,

nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần Linh và các hương linh).

– Trước bát hương thờ Thần Linh (chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Công, Thần đất…): Hoa, quả một bát cơm, một cốc nước.

Ban thờ Thần Linh ở chỗ khác, xa với bàn thờ người mất, thì lễ vẫn đặt trước bát hương Thần Linh và ngồi cúng tại khóa lễ người mất.

– Ban thờ vong: Quả, một mâm cơm (chay, thịt tịnh nhục)

(Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh cũng có thể cúng thịt tịnh nhục.)

– Tuần thất: Gia đình nên sắm lễ cúng thí thực, phóng sinh. Về phóng sinh, Phật tử trong câu lạc bộ Cúc Vàng làm theo hướng dẫn của câu lạc bộ.

Lưu ý: Phần sắm lễ cúng 49, 100 ngày giống như phần sắm lễ cúng tuần thất.

Mâm cúng Lễ Cúng Hàng Ngày

– Trước bát hương thờ Phật: Một bát cơm, một cốc nước. (Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, chưa có bát hương Thần Linh,

thì không sắm lễ cúng Phật, không sắm lễ cúng Thần Linh, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật,

nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần Linh và các hương linh).

– Trước bát hương thờ Thần Linh (chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Công, Thần đất…): Một bát cơm, một cốc nước. Ban thờ Thần Linh

ở chỗ khác, xa với bàn thờ người mất, thì lễ vẫn đặt trước bát hương Thần Linh và ngồi cúng tại khóa lễ người mất.

– Ban thờ vong: Quả, một bát cơm, một cốc nước trà.

Thời Gian Cúng Cơm vào luc nào là tốt nhất

– Nếu hàng ngày gia đình tụng kinh, thì cúng cơm vào các thời khóa tụng kinh.

– Nếu hàng ngày, gia đình không tụng kinh, thì cúng thực theo văn khấn tại phần (D).

– Vào các thời gian khác trong ngày, gia đình có thể cúng cơm hoặc các đồ ăn khác thay cơm như bánh mỳ, xôi…

Cách Thực Hành Nghi Thức

– Tụng kinh hàng ngày: Tụng theo bài kinh của tuần thất. Một tuần tụng một bài kinh.

– Pháp khí: Chuông, mõ, khánh, tùy duyên dùng (có hoặc không).

Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Văn Khấn Cúng Mời Hương Linh Thọ Thực Vào Các Bữa Không Tụng Kinh

Văn Khấn bài cúng 49 ngày

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh… ở (trọ, nhờ)… tại địa chỉ:… (là thành phần đã bạch xong phát nguyện Bồ Đề 49 ngày) đang (tu tập, nương tựa)… tại đạo tràng… thuộc câu lạc bộ Cúc Vàng.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… là ngày thứ (tuần thất thứ, 49, 100 ngày)… của hương linh (mẹ, bố…, tên)… mất vào hồi… ngày… tháng… năm… an táng (gửi tro cốt) tại…

Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh (chư linh Thần hộ trì) về đây ủng hộ cho chúng con.

Chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, (oai lực công đức Bồ Đề của pháp Lục Hòa,) xin thỉnh mời và hiến cúng vật thực (kể tên đồ cúng; bát cơm, bánh, sữa…)… cho hương linh (mẹ, bố…, tên)… mất vào hồi… ngày… tháng… năm… an táng (gửi tro cốt) tại…

Nguyện cho hương linh (mẹ, bố…, tên)… được thọ thực no đủ.

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần. 1 chuông)

Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần. 1 chuông)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần. 3 chuông)

Mong nguyện cho hương linh,

Thọ thực được no đủ,

Tăng trưởng các thiện duyên,

Tu theo chính Pháp Phật,

Giác ngộ được an lành

Nam mô Thường Giác Ngộ Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 lần. 1 chuông)

Ý NGHĨA CỦA VIỆC CÚNG LỄ 49 NGÀY CHO NGƯỜI THÂN MỚI MẤT

Lợi ích tu tập cho gia đình

– Gia đình thực hành tu tâm hiếu, nghĩa: Làm các việc đúng lời Phật dạy, cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc, lợi ích cho người mất.

– Gia đình thực hành tu tâm từ bi: Hiến cúng vật thực trong khóa lễ cúng thí thực, đến cho chúng sinh trong cõi ngạ quỷ (hương linh, cô hồn). Cứu mạng chúng sinh.

– Gia đình thực hành công đức giác ngộ cho mình và tăng duyên giác ngộ cho người mất, cho chúng sinh, qua việc lễ bái, tụng kinh, khai thị.

Lợi ích nhân quả phước báu cho gia đình

– Tăng trưởng tâm biết ơn, hiếu nghĩa, nhiều kiếp về sau, được cha mẹ chăm lo, mọi người giúp đỡ. Hiện tại hồi hướng công đức cho con cháu, để được ngoan hiền, ơn nghĩa.

– Cúng thí thực: Sinh ra công đức, được người giúp đỡ, lúc cơ nhỡ khó khăn, được phước phần về đồ ăn uống.

– Lễ phóng sinh: Sinh ra công đức, tiêu trừ các ác nạn về sức khỏe, bệnh tật, tai nạn, thọ mạng được kéo dài.

– Làm khóa lễ cúng, đúng theo lời Phật dạy: Sinh ra các công đức phước báu thiện lành, khiến hiện tại gia đình tăng duyên hạnh phúc và lợi ích cho các kiếp sau.

– Lễ cúng này, tạo duyên cho cả người đã mất và gia đình được tu tập, được phúc báu hiện tại kiếp này và đời đời kiếp kiếp sinh về nơi đâu nhân duyên này khiến sẽ gặp lại nhau, hội tụ với nhau, luôn mang đến điều tốt lành cho nhau.

Nghi thức cúng lễ: hàng ngày, tuần thất, 49, 100 ngày dành cho gia đình tự làm lễ (Người mất là nhân dân Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa)

Những nghi thức Tâm Linh khi làm lễ cho người mới mất

Các Mục Tâm Linh Khi Làm Lễ Đám Ma

Hương linh người mất đã có trong nghi thức không cần thêm.

Các Mục Tâm Linh Khi Tụng Kinh Trong Đám Tang

– Chư Thiên, chư Thần Linh.

– Hương linh gia tiên họ… hợp duyên.

– Hương linh người mất.

– Hương linh trên đất.

3. Các Mục Tâm Linh Trong Tuần Thất

Chết già, bệnh nặng

– Chư Thiên, chư Thần Linh.

– Hương linh gia tiên họ… hợp duyên.

– Hương linh người mất.

– Hương linh trên đất.

Chết trẻ, chết bất thường có dấu hiệu chết trùng

– Chư Thiên, chư Thần Linh.

– Hương linh gia tiên họ… hợp duyên.

– Hương linh người mất.
– Hương linh trên đất.

– Hương linh có oán kết riêng của từng người trong gia đình trên nạn nghiệp và thọ mạng.

– Hương linh có oán kết chung của người mất với các thành viên trong gia đình trên nghiệp chết bất thường, chết trùng.

– Hương linh có oán kết chung của người mất với gia đình trên nghiệp chết bất thường, chết trùng.

Lưu ý: Nếu sau đám tang, gia đình đang bị hiện tượng không tốt, thì làm theo các mục hương linh như trong phần hướng dẫn chung tác động qua các hiện tượng.

Những lưu ý khi làm lễ 49 ngày

– Biết rõ chỉ có tạo phúc cúng dường Tam Bảo, cúng dường tới Tăng đoàn phạm hạnh, từ năng lực tu tập của Tăng đoàn, thì mới sinh ra phúc báu và hồi hướng phúc báu đó đến cho người mất, thì mới đem đến lợi ích cho người mất và gia đình.

– Biết rõ việc làm lễ của mình, không thể so sánh với đạo tràng, với chư Tăng. Đạo tràng, có năng lực từ việc tu tập, thực hành pháp Lục Hòa. Chư Tăng, có năng lực từ việc thực hành các pháp giải thoát.

Các Phần Tâm Linh Phát Sinh Và Cách Hóa Giải

– Trong quá trình gia đình làm công việc này, nếu có các sự việc: gia đình bất hòa khác thường, các nạn, giấc mơ khác thường, các sự bất thường khác… thì bạch thỉnh các hương linh tác động tạo thành sự việc, hiện tượng (kể tên hiện tượng, sự việc)…, các hương linh có liên quan qua điềm báo bằng các sự việc, hiện tượng đó.

– Bạch thỉnh vào trong các khóa tu và phát nguyện cầu siêu cho các hương linh đã thỉnh đó.

– Không làm các việc trấn yểm.

– Các tuần thất, nên mời đạo tràng đến làm lễ, để được phần công đức hòa hợp lớn từ Câu lạc bộ Cúc Vàng, để người mất nối tiếp tâm hoan hỷ với các việc làm từ trước, nếu người mất có tâm ý ái chấp vào việc sự việc gì, thì dễ buông bỏ, dễ được siêu thoát.

Hướng Dẫn Gia Đình Xử Lý Những Bức Trướng Có In Hình Chư Phật, Chư Bồ Tát

Trong tang lễ gia đình thường nhận được những bức trướng có in hình chư Phật, chư Bồ Tát. Khi muốn bỏ các bức trướng đó đi, thì xếp lại trên/trước ban thờ, chắp tay khấn:

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Gia đình chúng con có tang sự, bà con thân bằng quyến thuộc, bạn bè… có đến chia buồn động viên và gửi tấm lòng đến cho hương linh bằng các bức trướng này, nay sự việc tang sự đã xong, gia đình chúng con xin hóa bỏ các bức trướng này,

nhưng trên các bức trướng có thêu/in hình chư Phật, chư Bồ Tát, chúng con xin gỡ hình thêu theo mặt trái của bức trướng trước khi bỏ đi và tô phẩm màu đối với các bức in tôn hình chư Phật, chư Bồ Tát. Nguyện với tâm cung kính này, gia đình được tăng phước, tăng duyên, được an lành và tinh tấn trong các thiện pháp, trong các công đức giải thoát.
Nam mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 lần)

Sau đó gỡ hình thêu, hủy hình in, rồi tùy duyên đốt/bỏ.