Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu

Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu

Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu ( thần hoàng)

Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu, Thành Hoàng, hoặc còn gọi là Thần Hoàng, không phải là những vị thần linh như trong một số tôn giáo, mà thường là những hiền nhân, những anh hùng của làng quê, những người đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương. Họ là những bậc công thần đã góp phần quan trọng vào việc phát triển xã hội và văn hóa của địa phương.

Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu
01 Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu
02 Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu
03 Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu

XEM THÊM: Trả lễ tạ cầu duyên, chùa hà văn khấn

Sắm lễ vật cúng bái chuẩn nhất

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Văn khấn Thành Hoàng làng kèm lễ vật chuẩn nhất

04 Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu
05 Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu

Sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị mâm lễ cúng, bước tiếp theo là mở đầu cho nghi thức quan trọng bằng việc đọc văn khấn Lễ Thành Hoàng. Điều quan trọng nhất là người đọc văn khấn phải thực hiện điều này với tâm tư chỉnh chu, nghiêm trang, và lòng thành kính cao, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần và linh thần trong nghi thức cúng mặn. Dưới đây là phiên bản văn khấn Lễ Thành Hoàng được coi là chuẩn nhất, được lưu truyền qua nhiều đời:

“Nam mô A Di Đà Phật!” (3 lần)

“Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là: …………

Ngụ tại: ………………………

Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm …………..

Hương tử con đến nơi …………….

Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.

Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!” (3 lần)

Hướng dẫn dâng lễ cúng Thành Hoàng

Theo trình tự, trước khi dâng lễ cúng Thành Hoàng người dâng lễ sẽ lễ thần thổ địa, thủ đền trước tiên, bước này gọi là “trình lễ”.

Người chủ trì dâng lễ tiếp tục cáo lễ với thần linh, xin phép được bắt đầu buổi lễ tại đền, miếu, đình, phủ – nơi tổ chức lễ.

Những người trong đội dâng lễ sẽ chỉnh trang lễ vật, kiểm tra trang phục trước khi tiến hành dâng lễ chính thức.

Khi thời gian đã điểm người dâng lễ tiến hành đặt lễ vật bằng hai tay một cách cẩn trọng lên bàn thờ và những vị trí quan trọng. Sau khi đặt xong lễ thì mới được tiến hành thắp hương.

Thứ tự thắp hương cụ thể:

Thắp từ trong ra bên ngoài

Thắp hương ở gian giữa trước tiên

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau ban thờ chính

Nên thắp 3 nén hương và dùng những số lẻ như 1, 3, 5, 7 nén,..

Khi thắp hương hai tay chắp lại, đưa lên ngang trán vái ba vái rồi cắm hương bằng hai tay.

Trong trường hợp có trình tấu sớ thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hay đặt trên đĩa nhỏ, đưa sớ lên trán rồi vái 3 vái, dâng sớ bằng hai tay kính cẩn.

Thỉnh 3 hồi chuông trước khi khấn lễ.

Hạ lễ thành hoàng sao cho đúng

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Giá trị ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ

1 ý thức về lòng biết ơn những người có công với làng xã

Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người… Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước.

Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.

Làng nào cũng thờ Thành hoàng, mỗi một vị Thành hoàng có nguồn gốc, công trạng khác nhau “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế, làng không thể thiếu một biểu tượng thiêng liêng, vị thần hộ mệnh để phát tín hiệu tập hợp, củng cố, bảo vệ phát triển cộng đồng. Việc thờ cúng đó được xuất phát từ sự biết ơn, sự ghi nhớ công ơn của dân làng với người có công với làng.

Người có công đánh giăc, bảo vệ làng

, nước được triều đình phong kiến sắc phong hàm Thượng đẳng thần thì được nhiều làng thờ phụng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình Nghệ, Lê Văn Thịnh, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt… Vua Hùng có công lập nước Văn Lang nên được coi là Thành hoàng chung, được cả nước tôn thờ.

Tuy nhiên, có lẽ nét khác biệt giữa các làng chính là thờ các vị thần riêng của làng mình, những vị thần đó vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng với từng làng. Người nông dân làng Việt ở Bắc bộ chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, gắn bó, phụ thuộc vào thiên nhiên.

Xưa kia, con người thụ động, phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên. Trước sức mạnh của thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé, tâm lý bất an khi gặp thiên tai hay mất mùa. Họ cần có vị thần che chở, cứu giúp.Từ đó, “người dân trong làng cùng nhau tự phong, tự thờ vị Thành hoàng riêng của mình như vị thần bản mệnh, chủ yếu đảm bảo mưa thuận gió hòa, đem lại sự bình yên cho cộng đồng

Đối với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ xưa kia sống ở làng,

kinh tế nông nghiệp không chỉ trồng trọt và chăn nuôi, khi những làng nghề thủ công xuất hiện, đời sống của người dân khá giả hơn, họ mang ơn những người đã có công tìm và truyền nghề cho họ. Vì thế người dân thờ Thành hoàng làng còn là những vị Tổ nghề.

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là Tổ nghề biểu hiện khá rõ và còn lưu truyền đến nay như làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội tôn vị tổ nghề gốm Hứa Vĩnh Kiều làm Thành hoàng làng để ghi nhớ công ơn tuyền dạy nghề gốm cho nhân dân và phát triển thành làng gốm nổi tiếng như hiện nay. Trong đình làng, ngoài vị tổ chung của cả làng còn có bài vị của chin cụ Tổ của chin họ trong làng cũng được phối thờ.

Hay bà chúa nuôi tằm, dệt vải Quỳnh Hoa thời vua Lê Thánh Tông do có tài năng dạy cung nữ các nghề chăn tằm dệt vải được dân tôn là Thành hoàng thôn Nghi Tàm.Trong các đình làng trên khắp mọi miền đất nước có rất nhiều nơi thờ Thành hoàng làng là người có công truyền nghề cho nhân dân như: ông tổ nghề đúc đồng ở làng Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh – Nguyễn Công Truyền; đình Lò Rèn ở số 1 Lò Rèn thờ Tổ nghề rèn; đình Bích Lưu ở 18 Thợ Nhuộm thờ Tổ nghề thợ nhuộm; đình làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình thờ Nguyễn Kim Lâu – vị Tổ nghề chạm bạc của làng…

Thứ hai, ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã

Mỗi làng xã cổ truyền Việt Nam đều có phong tục tập quán riêng biệt, định hình thành tục lệ làng xã. Trong tâm thức người Việt ở đồng bằng Bắc bộ Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh.

Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên,“sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng”

Thứ ba, ý nghĩa đoàn kết cộng đồng làng xã

Tín ngưỡng Thành hoàng đóng vai trò liên kết cộng đồng làng xã, là nơi quy tụ tâm linh cho cư dân. Thành hoàng chứng kiến đời sống của dân làng, ban phúc độ trì cho những người trung hiếu, hiền lành, giáng họa trừng phạt những kẻ độc ác vô luân. Có tai biến, người ta thường đến lễ bái cầu xin thần che trở.

Có việc oan ức, người ta thường lễ bái cầu xin thần chứng giám chuyển giữ hóa lành, giải oan cho người đó. Mọi người trong cộng đồng luôn tuân thủ theo luật lệ, đạo đức vì họ luôn tâm niệm rằng thần luôn giám sát những hoạt động của từng thành viên trong cộng đồng.

Nhà nước phong kiến Việt Nam chọn lọc và phong sắc cho Thành hoàng làng nhằm mục đích đoàn kết và động viên toàn bộ sức mạnh của cộng đồng làng, xã và dân tộc thành một khối, đồng thời thực hiện việc quản lý xã hội đến cơ sở xã hội. Không gian văn hóa chung là đình và linh hồn chung của làng là Thành hoàng làng.

Ngôi đình xuất hiện lúc ban đầu với chức năng làm trụ sở hành chính – công sở của nhà nước phong kiến ở làng,

xã dần dần trở thành nơi thờ cúng Thành hoàng và hội họp của chức dịch, dân làng và thông qua các lễ tế diễn ra tại đình đã thể hiện rõ sự biết ơn, lòng thành kính đối với đấng thiêng liêng là Thành hoàng.Tín ngưỡng thờ Thành hoàng chính là nơi “nương náu” của văn hóa dân tộc. Quan niệm về quy luật thiêng liêng trời đất, thời gian và lối sống của người nông dân tác động lên hình dáng làng mạc, ngôi đình và các nghi thức tế lễ của tín ngưỡng thờ Thành hoàng.

Trong vòng quay của mùa màng, năm tháng được sinh sôi và cuộc đời người nảy nở. Từ đây, mỗi người cảm thấy rõ nhu cầu ngưỡng vọng tâm linh, nhu cầu không thể sống một mình mà cần có thêm những người khác nữa. Phải sống giữa cộng đồng, gắn kết với cộng đồng làng hay theo lời người xưa, đó chính là cái lẽ “nhân quần”.Nếu như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong gia đình thì sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng làng, xã. Trên cơ sở những nguyện vọng, mong ước của các thành viên trong làng hội tụ ở thần Thành hoàng.

Nguồn: tham khảo