Trả lễ tạ cầu duyên, chùa hà văn khấn
Trả lễ tạ cầu duyên, chùa hà văn khấn, Nếu đã từng đi đến Hà Nội, bạn chắc hẳn đã nghe qua địa danh chùa Hà nổi tiếng linh thiêng về việc cầu duyên. Ngôi chùa này được xây vào thời vua Lý Thánh Tông và là điểm đến thu hút đông đảo bạn trẻ ghé tới cầu duyên mỗi ngày. Bên cạnh cái tên chùa Hà, nơi đây còn có tên chữ là Thánh Đức Tự. Ngôi chùa này nổi tiếng với lời đồn về việc cầu duyên vô cùng linh thiêng dù không hề thờ ông Tơ, bà Nguyệt.
XEM THÊM: Miếu cô bé mai hoa đền thờ – văn khấn – sắm lễ
Lịch sử về ngôi chùa linh thiêng này
Về lịch sử của chùa Hà linh thiêng, người dân địa phương đã truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện bí ẩn. Trong đó, có hai tích xưa liên quan đến triều đại nhà Lý và nhà Lê.
Truyền thuyết đầu tiên kể lại rằng, chùa Hà được xây dựng vào năm 1460 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Chùa được xây dựng với mục đích ghi nhớ công lao và bày tỏ lòng biết ơn của vua đến các vị đại thần như Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Nguyễn Xí có công bảo vệ, giúp ông lên ngôi.
Truyền thuyết thứ hai liên quan đến triều đại nhà Lý. Tương truyền rằng, vào thời vua Lý Nhân Tông, ông đã phải đích thân vi hành đến chùa Chúa Thánh nhằm cầu tự, mong có được người con trai nối dõi tông đường vì đã 42 tuổi nhưng vẫn chưa có ai để kế nghiệp. Khi trở về, nhà vua đã ghé vào thắp nhang, ban lộc tại chùa Hà để ngôi chùa có thể trùng tu khang trang hơn. Từ đó, chùa cũng có tên chữ là Thánh Đức Tự.
Trải qua biết bao thăng trầm, chùa Hà đã hứng chịu sự phá hủy nặng nề từ chiến tranh và trùng tu lại khá nhiều lần. Đến thời vua Lê Hy Tông, chùa Hà được một gia đình thương nhân quê tại Bắc Giang phát công đức một số tiền lớn để sửa sang lại cho thêm khang trang bằng gạch ngói.
Chùa Hà cầu duyên hà nội thờ ai?
Mặc dù nổi tiếng với lời đồn về cầu duyên như ý nhưng chùa Hà không hề thờ ông Tơ, bà Nguyệt. Thay vào đó, chùa được xây dựng với nhiều khu thờ Đức Ông, Tam Tòa Thánh Mẫu, Đức Thánh Hiền, tướng Triệu Việt Vương, Thành hoàng làng Triệu Chí Thành và nhiều vị Phật.
Kiến trúc đặc sắc của chùa Hà
Chùa Hà được xây dựng với diện tích rộng lớn, cổng tam quan được thiết kế hai tầng. Trong đó, tầng dưới xây 12 cột trụ nổi trên mặt tường, chia thành ba gian chính. Tầng hai thiết kế kiểu chồng diêm, chạm khắc nổi hình mặt trời lửa trên hình hổ phù ở giữa bờ đinh mái thượng. Trên tầng hai còn treo chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) được bảo quản nguyên vẹn từ thời Tây Sơn.
Chùa Hà nằm ở vị trí hướng Tây, có kết cấu kiểu chữ Đinh. Bên trong khuôn viên được xây dựng Thượng điện, Tiền đường cùng tam bảo năm gian rất rộng. Dạo một vòng khuôn viên chùa Hà, bạn sẽ thấy xung quanh đều là cây xanh rợp bóng mát, tạo cảm giác mát mẻ, trong lành. Phía sau chính điện chính là Điện Mẫu – ban thờ chính để bạn đến cầu tình duyên. Bên trong điện thờ Mẫu cùng các ông hoàng, bà chúa và nhiều cô, cậu khác.
Hướng dẫn cầu duyên tại chùa Hà
Cách Chuẩn bị lễ vật cần thiết
Việc sắm sửa lễ vật khi đi cầu duyên là điều không thể thiếu. Muốn lời cầu khấn thêm linh nghiệm, bạn phải chuẩn bị lễ vật thật kỹ càng và thành tâm. Mâm đồ soạn lễ không cần quá cầu kỳ, tuy đơn giản nhưng bày tỏ được tấm lòng thành kính. Trong đó, bạn phải chuẩn bị đầy đủ ba phần lễ cho ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Mẫu. Tất cả đều phải chỉn chu và đẹp mắt.
– Ban Tam Bảo: Đây là ban thờ Phật nên bạn có thể chuẩn bị các lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, nhang đèn và hoa tươi. Ngoài ra cũng phải chuẩn bị một sớ khấn để dâng lên ban Tam Bảo. Tất cả lễ vật đều phải là đồ chay và tuyệt đối không được dâng tiền bạc, của cải.
– Ban Đức Ông: Đối với ban Đức Ông, bạn có thể chuẩn bị lễ vật như trà, thuốc lá và rượu kèm theo lễ mặn hoặc tiền vàng. Bạn có thể chuẩn bị trước sớ để dâng lên đây cùng các lễ vật.
– Ban thờ Mẫu: Trong ba ban thì ban thờ Mẫu là quan trọng nhất. Chính vì thế, việc chuẩn bị mâm lễ tại đây cũng phải chỉn chu không kém. Bên cạnh tiền vàng, bánh kẹo, hoa quả, bạn nên chuẩn bị thêm trầu cau cùng với 5 bông hồng đỏ tươi. Sau khi dâng sớ và lễ vật, bạn đừng quên dâng thêm tiền công đức trước khi ra về.
Trình tự thắp hương, khấn lễ
Trình tự thắp hương, dâng lễ cũng là điều mà bạn phải biết khi đi cầu duyên ở chùa Hà. Sau khi đến chùa, bạn hãy bắt đầu xếp lễ tại gian thờ chính và dâng lên từng ban. Trong đó, ban Tam Bảo và ban Đức Ông đều được đặt ở gian thờ chính. Ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu thì nằm ở Điện Mẫu.
Sau khi dâng lễ xong, bạn sẽ tiến hành thắp hương trước khi khấn với thứ tự: 1 nén ở ban thờ Đức Ông, 1 nén ở ban thờ Tam Bảo, 1 nén ở ban thờ Thánh Hiền, 1 nén ở ban thờ Mẫu. Khi tiến hành thắp hương, bạn đồng thời khấn lễ. Ở mỗi ban sẽ linh ứng cho một việc cầu xin khác nhau như ban Đức Ông thì cầu xin công danh tài lộc, ban Tam Bảo khấn cầu bình an cho gia đình, bản thân… Tiếp đến là vái lạy hai Đức Hộ Pháp và các vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên.
Sau khi đã hoàn thành các nghi lễ ở gian chính, bạn đi đến ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu để dâng sớ cầu tình duyên. Bạn có thể học thuộc hoặc cầm bài khấn để đọc nhưng luôn phải giữ phong thái nghiêm túc, thành tâm. Sau khi hành lễ thì hóa sớ, tiền vàng và vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh, ban thờ Sư Tổ, ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Cuối cùng thì đi ra bên ngoài vái 3 vái với hai vị trông coi cổng chùa.
Bí quyết chuẩn bị lễ cầu duyên tại chùa Hà
Trong khuôn viên chùa Hà, có nhiều điểm thờ cúng linh thiêng, dành cho việc thờ phượng thần linh và Phật tử. Do đó, tùy thuộc vào từng nơi cúng lễ mà bạn sẽ chuẩn bị lễ vật theo cách khác nhau.
– Tại Ban Tam Bảo: Nơi này dành cho việc thờ phượng Đức Phật, bạn cần nhớ rằng chỉ cúng chay, không cúng đồ mặn và không cúng tiền vàng. Đơn giản nhất, bạn chỉ cần chuẩn bị lễ vật bao gồm hương hoa, bánh kẹo và vỉ nến.
– Đối với ban Thần Ông: Bạn chuẩn bị rượu, thuốc, chè, các món mặn theo sở thích và cầu xin sự ưng ý từ Thần Ông, hoặc bạn có thể sắm lễ vật tương tự như ở ban Tam Bảo.
– Tại ban thờ Mẫu: Bạn nên sắm lễ cúng bao gồm tiền lẻ, bánh kẹo, hoa tươi và vàng. Bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và đặt vào bàn lễ. Điện thờ Mẫu là nơi để bạn cầu nguyện và đón nhận sự duyên dẫn.
Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà
Một bài khấn cầu duyên ở chùa Hà đúng phải có đầy đủ 5 phần: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. Bài văn khấn mẫu dưới đây bạn có thể chép lại học thuộc hoặc ghi ra giấy, lưu trong điện thoại khi đi lễ nhẩm theo. Nếu muốn đọc dễ hiểu hơn thì cũng có thể dựa theo các ý mà viết lại. Cụ thể bài khấn như sau:
Nam mô A di đà Phật. (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
Con tên là:…
Sinh ngày:… (Âm lịch)
Ngụ tại:
Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua – phần tạ.
Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác – phần sám hối và hứa.
Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật. (3 lần)
Cẩn cáo.
(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.
Nguồn: tham khảo