Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con/ vào ở điện chùa

Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con/ vào ở điện chùa

Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con/ vào ở điện chùa

Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con/ vào ở điện chùa, Bán khoán con lên chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm

Nhiều cặp vợ chồng nuôi con thấy con hay bị ốm vặt, không nghe lời, hay quậy phá cho rằng, con sinh vào giờ kỵ, ngày phạm và phải bán khoán con vào chùa để được thần linh che chở, bảo vệ. Thế nhưng, liệu bán khoán cầu tự con vào chùa rồi, con có “dễ nuôi” hơn không là điều mà rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng.

Thủ tục chuộc bán khoán? Văn khấn chuộc con? Thủ tục chuộc con ở chùa? Văn khấn chuộc khoán? Lễ chuộc khoán ở chùa đình miếu? Bán khoán con vào cửa điện? Bán khoán không chuộc có sao không? Chuộc con bán khoán?

Có nên bán khoán con vào cửa điện, ban đức ông ở chùa hay không cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây:

Bán khoán chuộc con vào chùa

01 Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con vào ở điện chùa
02 Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con vào ở điện chùa
03 Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con vào ở điện chùa

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Người mẹ sau khi thụ thai được 15 ngày thì phải có Vong Hồn Nhị Giới Đầu Thai vào tạm thời tá túc thì thai đó mới giữ được. Khi có tim thai là vong hồn chính thức trú ngụ và hoạt động; từ đây một sinh linh được hình thành theo cơ chế sinh học của con người.

Vong hồn nhị giới đầu thai gồm:

– Vong hồn đầu thai giới cõi Thiên

– Vong hồn đầu thai giới cõi Địa

Dù là vong hồn cõi nào thì cũng phải trải qua các thời kỳ Định nghiệp; Chuyển nghiệp; Tái sinh luân hồi. Do đó tùy theo vong có nghiệp chướng bản thân nặng; nhẹ ra sao mà sau khi được sinh ra đứa trẻ có thể khó nuôi; dễ nuôi hoặc chết yểu.

Với những trẻ có triệu chứng khác lạ khiến cho việc chăm sóc; nuôi dưỡng gặp khó khăn như hay ốm đau, bệnh tật, khóc lóc không rõ nguyên nhân, hoặc bé sinh vào ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch) nên phải bán khoán con cho chùa mục đích là để trẻ có thể khôn lớn; phát triển bình thường.
Việc bán con vào cửa thánh hay cửa chùa chỉ giải quyết về niềm tin tôn giáo. Các thủ tục bán con thường chỉ bằng miệng, bố mẹ thấy con “khó nuôi” thì đưa cháu lên chùa.

Tại đây, thầy trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ.

04 Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con vào ở điện chùa
05 Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con vào ở điện chùa
Văn khấn ban đức ông khoán chuôc khoán con vào ở điện chùa

Buổi lễ diễn ra cũng rất nhanh chóng, thầy thắp hương và bạch Phật, sau đó dùng nước sái tịnh và lấy tay xoa đầu cho bé. Sau đó, thầy đặt cho một cái tên (tên này khác với ý nghĩa của pháp danh). Đây chỉ là cái tên của thầy đặt cho để công nhận bé là người của nhà chùa. Sau khi làm lễ xong, bố mẹ bé có thể đưa bé ra về. Việc làm này chỉ nhằm giúp bố mẹ nuôi bé dễ hơn. Việc bán con này phổ biến diễn ra ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.

Gửi trẻ vào cửa Phật, đặt một cái tên khác để giúp cho bé dễ nuôi chứ không phải đi tu nên cũng không ảnh hưởng đến hôn nhân và công danh của bé sau này. Tuy việc làm này hỗ trợ niềm tin nhưng cũng không nên quá lạm dụng.

Có những gia đình vì quá tin vào thầy bói, khi nghe phán là cháu khắc với cha mẹ, sinh cháu ra sẽ làm ăn lụi bại hay đoản mệnh… thì tìm cách bán khoán cháu, để chùa nuôi là điều không nên.

Còn nếu con không phạm gì xấu; cũng không khắc cung mệnh với bố hoặc mẹ thì không cần bán khoán hoặc cho người khác nhận con nuôi làm gì. Trẻ con dưới 3 tuổi ốm đau là chuyện bình thường. Miễn sao chăm sóc con tốt nhất là được rồi; kể cả bán khoán con cho chùa mà chăm sóc con không tốt thì cũng không có ý nghĩa gì cả.

Có nên bán khoán con vào chùa hay không?

Chúng ta vẫn thường nghĩ bán khoán con vào chùa để cho “dễ nuôi”, nhưng ít ai biết rằng không phải đứa trẻ nào cũng có thể “bán” vào chùa.
Tục lệ bán khoán, bán khoán con vào chùa đồng nghĩa với việc gửi con cho Đức Phật, cho Đức Ông,

cho Đức Thánh Trần hoặc Tam Tòa Thánh Mẫu để Chư Phật Thánh Gia Ân bảo hộ cho con mình,

chứ không phải là gửi con cho sư thầy trụ trì chùa đó.

Nếu ngày sinh và giờ sinh của bé phạm phải giờ xấu hoặc cung mệnh của bé và cung mệnh

của cha mẹ khắc nhau thì mới nên nghĩ tới việc bán khoán con vào chùa.

Sau khi đã bán khoán con vào chùa, thì tới năm con trẻ được 13-18 tuổi thì cha mẹ sẽ làm lễ để chuộc con về,

điều này không ảnh hưởng gì tới công danh và sự nghiệp của con cả.

Nếu ngày giờ sinh của con trẻ không xấu, cung mệnh cũng không khắc thì tốt nhất là không nên bán khoán con vào chùa.

Trẻ dưới 3 tuổi không tránh được “3 ngày béo 7 ngày gầy”, cha mẹ cần chăm sóc con cho tốt,

cho dù đã bán khoán con trẻ nhưng chăm sóc không tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Giờ xấu và cách tính

Theo dân gian, đứa trẻ sinh ra phạm vào những giờ hung sau, cha mẹ nên bán khoán: Kim Xà, Thiết Tỏa, Quan Sát…

nếu đứa bé sinh vào những giờ này thì “nay ốm mai đau”, quấy khóc, chậm lớn, nói chung là rất khó nuôi.

Cách tính chỉ dựa theo giờ, tháng sinh theo bảng dưới đây:

Phạm giờ Quan Sát, trẻ con hoặc hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Giêng: Sinh giờ Tị sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Hai: Sinh giờ Thìn sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Ba: Sinh giờ Mão sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Tư: Sinh giờ Dần sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Năm: Sinh giờ Sửu sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Sáu: Sinh giờ Tý sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Bảy: Sinh giờ Hợi sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Tám: Sinh giờ Tuất sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Chín: Sinh giờ Dậu sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Mười: Sinh giờ Thân sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Mười Một: Sinh giờ Mùi sẽ phạm giờ “quan sát”.

– Nếu trẻ sinh vào Tháng Chạp: Sinh giờ Ngọ sẽ phạm giờ “quan sát”.

Giờ Diêm Vương

Phạm giờ này, trẻ con thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được. Cách tính giờ Diêm vương theo tháng và giờ sinh như sau:

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Sửu, Mùi sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Thìn, Tuất sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Tý, Ngọ sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Mão, Dậu sẽ phạm giờ “Diêm vương”.

Giờ Dạ Đề

Thường bị trì trệ về khí huyết gây mệt mỏi, đêm trẻ hay giãy đạp kêu khóc.

Cách tính:

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Ngọ sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Dậu sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Tý sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Mão sẽ phạm giờ “Dạ đề”.

Giờ Tướng Quân

Phạm giờ này trẻ em thường bị bệnh, khi nhỏ hay khóc dai, khi lớn mặt mũi hiền lành nhưng tính khí bướng nghịch nhưng giờ này nhẹ ít đáng lo ngại.

Cách tính:

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Xuân: Sinh giờ Thìn, Tuất, Dậu sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Hạ: Sinh giờ Tí, Mão, Mùi sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Thu: Sinh giờ Dần, Ngọ, Sửu sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

– Nếu trẻ sinh vào Mùa Đông: Sinh giờ Thân, Tị, Hợi sẽ phạm giờ “Tướng quân”.

Những xung kỵ khác:

Sinh năm Dần, Ngọ, Tị, Dậu vào bốn giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tối độc.

Sinh năm Dần, Hợi, Tị vào giờ Ngọ, Thân, Dậu, Hợi thì khắc cha, cha chết trước lúc con còn nhỏ tuổi nhưng nếu qua 16 tuổi mà chưa mồ côi cha thì sự hình khắc đó coi như tiêu tán và cha con có thể chung sống lâu dài được.

Sinh năm Thìn, Tị, Sửu, Mùi vào giờ Tý, Ngọ, Mão, Tị, Hợi, Thân, Dậu thì khắc mẹ trước.

Ba loại xung khắc này phải được tính chung với ba cung Mệnh, Phúc và Phu để có thêm yếu tố xét đoán.

Sắm Lễ vật cúng Bán khoán con vào chùa

Xôi gà

Trầu rượu

Vàng hương

Nước

Bia hoặc nước ngọt

Trái cây

Bánh kẹo

Nghi lễ cúng bán khoán con vào chùa

Cha mẹ của đứa trẻ lên chùa ghi tên tuổi của vợ, chồng và con, hẹn ngày làm lễ.

Sau khi sắm lễ( theo sự hướng dẫn) làm lễ xong, gia đình(mai chủ) nhận được một số tờ khoán và đem về giữ cẩn thận.

Tờ khoán bằng vải hoặc giấy đều được.

Sớ bán khoán được thành lập ba bản, một bản đốt sau khi hành lễ, một bản nhà chùa lưu, một bản mại chủ giữ.

Khi nào con lớn làm lễ chuộc lại thì sẽ đốt nốt văn quán.

Bài cúng Văn khấn bán khoán con vào chùa đúng chuẩn theo cổ truyền Việt Nam

Phúc tinh vô lượng thiện tôn.

Kim cứ: Việt Nam quốc ! …. tỉnh …. huyện …. y vu …. tự cư. Phụng Phật Thánh hiến cúng … Thiên, tiến lễ khất mại đồng tử, lập khoán văn kỳ bình an diên thọ sự. Kim thần mại chủ … thê … đồng phu thê đẳng. Hỷ kiến ư … niên …. nguyệt …. nhật …. thời, sinh hoạch nam (nữ) tử niên phương … tuế. Lự kỳ hình xung, tướng khắc, quỉ mị vi nương. Tất bằng.

Thánh đức dĩ khuông phù; hạt ký duyên sinh vu tính mạnh. Vị thử, ý dục thọ tràng. Đẩu vu: Phật Thánh tọa hạ mai quy.

Cung duy:

Nam mô thập phương vô lượng thường trụ Tam bảo kim liên tọa hạ.

Nam mô Đại từ đại bi, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát, Hồng liên tọa hạ.

Bản tự thập bát long thần già lam chúa tể vị tiền. Vọng vi Thánh tộc chi môn; nguyện vi Minh linh chi tử. Kim khất ải tính danh vi … Cấm trừ chủ Quan sát sự.

Thần phục vọng:

Đức đại khuông phù – Ân hoằng bảo hựu. Vận thần thông lực, tiễu trừ tà quỷ vu tha phương; khử chúng hung đồ tốc phó doanh châu ư ngoại cảnh. Tự tư hưởng hậu, bất đắc vãng lai. Nhược ngoan tà đẳng chúng bất tuân pháp luật chiếu lý thi hành.

Túc mại chủ … cử tấu: Thánh tiền y luật trị tội. Tu chí khoán giả.

Hữu khoán ngưỡng. – Tả thiên thiên lực sĩ.

Hữu vạn vạn hùng binh. – Trung sai ngũ hổ đại tướng quân. -Đẳng quan, chuẩn thử.

Kê: nhất phó phụ mẫu sở sinh dưỡng dục chí …. tuế thục khoán, tái mại bách tuế như nghi vi chiểu dụng giả.

Nhị viên chứng kiến:

Tả đương niên vương hành khiển chí đức Tôn thần. Hữu đương cảnh Thành hoàng bản thổ đại vương từ hạ vi bằng.

Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật … thời lập khoán. Thích Ca như Lai di giáo đệ tử thần phụng hành.

Cách hành văn của văn khoán có vài bản khác nhau đôi chút nhưng nội dung là một:

Tên tuổi cha mẹ địa chỉ năm tháng ngày giờ sinh con trai (gái). Hôm nay làm lễ Phật giao ước xin trẻ nhỏ tên là …

làm con cái Phật Thánh và xin đổi họ tên thành … Nhờ ơn chư vị phù hộ độ trì cho trẻ nhỏ mạnh khoẻ, thông minh.

Đến bao nhiêu tuổi xin lễ chuộc lại. Nếu thần ác quỷ nào xâm phạm đến mại tử (con bán) thì Phật Thánh chiếu theo pháp luật trị tội.

Chứng minh lễ khoán có:

– Vua … cai trị năm nay.

– Thần Thành hoàng Thổ Địa làm chứng

Lễ bán khoán tổ chức vào ngày ….. tháng ….. năm ……

Vị chủ lễ tên là ……… thực hiện.

Sớ bán khoán được đốt sau khi hành lễ. Mại chủ (người bán con) giữ văn khoán. Nơi làm lễ được giữ văn tự (nếu có).

Đến khi làm lễ chuộc lại, lễ sắm như lúc bán và đốt văn tự cùng tờ khoán.

Văn khấn vào những ngày tuần hết

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Đệ tử mại chủ và mại tử chúng con thành tâm cúi lạy 9 phương trời 10 phương chư Phật.

Con cúi lạy đức Chúa ông bản tự thập bát long thần già lam chúa tể.

Hôm nay là ngày …… tháng ……. năm ……..

Mại chủ con là: ………….

Vợ ……………………..

Mại tử con là …………….

Chúng con chí thành chí thiết dâng lên lễ bạc hương hoa kim ngân phẩm vật. Cúi lạy Đức chúa ông linh thiêng soi xét xá tội xá lỗi,

phù hộ độ trì cho gia đình chúng con cùng mại tử (con bán) ……………….. bốn mùa được yên vui tám tiết không vận hạn,

thân tâm an lạc, gia đình bình yên, an khang thịnh vượng … cúi mong Ngài chứng minh, chứng giám cho chúng con được sở cầu như ý,

sở nguyện tòng tâm. Chúng con xin chí thiết, chí thành, nhất tâm bái tạ.

Cẩn nguyện!

Tham khảo những bài viết liên quan đến việc bán khoán con vào chùa để chủ động đưa ra quyết định phù hợp:

Bán khoán con cho chùa hiểu thế nào cho đúng

Đứa trẻ có lá số tử vi như thế nào thì phải bán khoán lên chùa?