Văn khấn đền chùa ngọc sơn, thi cử tháp bút
Văn khấn đền chùa ngọc sơn, thi cử tháp bút, Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) không chỉ là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là nơi mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Du lịch Hà Nội nếu bạn đang chưa biết đi đâu thì đền Ngọc Sơn chính là một điểm đến thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ. Tới đây, bạn sẽ được tìm hiểu, lắng nghe những câu chuyện, giá trị lịch sử truyền thống thú vị về biểu tượng văn hóa tâm linh của vùng đất Thủ đô.
xem thêm: Thành hoàng làng văn khấn, đình miếu
Đền Ngọc Sơn ở đâu
Địa chỉ: Đ. Đinh Tiên Hoàng, phố Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giá vé tham quan:
Người lớn: 30.000 VNĐ/ người.
Trẻ em dưới 15 tuổi: miễn phí
Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở phía Đông Bắc trên Đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm, kết hợp với Tháp Rùa ở phía Nam đã tạo nên một quần thể di tích văn hóa – lịch sử nổi bật giữa cảnh sắc thiên nhiên xanh mát, thanh bình, hấp dẫn khách tham quan.
Sắm lễ đi chùa đền miếu đình
Mặc dù không có quy định bắt buộc nào thế nhưng việc sắm lễ khá quan trọng để buổi lễ diễn ra suôn sẻ:
– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản , xôi chè,…vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…vv.
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.
– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.
– Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại….
– Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…vv.
Bài văn khấn Đền Ngọc Sơn
Bài văn khấn tại Đền Ngọc Sơn bao gồm 3 văn khấn, mỗi văn khấn tương ứng với một ban thờ khác nhau trong đền.
bài cúng Văn khấn thi cử tại đền Ngọc Sơn
Văn khấn cầu thi cử đỗ đạt tại đền là bài văn khấn xin học hành thi cử giúp cho các sĩ tử củng cố thêm tinh thần để làm bài tốt hơn. Người xưa có câu: Có thờ có thiêng có kiêng có lành. Chính vì vậy bài văn khấn đi thi, bài khấn thi tốt sẽ giúp thí sinh vững tâm, từ đó làm bài tốt hơn.
Theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng đền Ngọc Sơn sẽ phù hợp hơn cho việc sĩ tử đến lễ trước khi diễn ra các kỳ thi. Tuy nhiên, trước khi đến đền Ngọc Sơn thì kể cả các bậc phụ huynh và các sĩ tử hãy nên lễ tại bàn thờ tổ tiên, nơi đình chùa, đền phủ… gần nhà trước đã.
Bài khấn thi cử tại Đền Ngọc Sơn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.
Con là ….. – Sinh năm ……………….
Ngụ tại …………………………
Hôm nay là ngày:……tháng …. năm Giáp Thìn 2024.
Hữu duyên hữu ngộ Thánh đền Ngọc Sơn độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày…. tháng ……..năm ……, đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa …….. linh từ.
Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ – bật độ phù trì để con thi cử đổ đạt qua hai kỳ thi là:
– Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ………….
– Và kỳ thi tuyển sinh vào trường đại học……
Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.
Nam mô A Di Đà Phật.
cúng Bài văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu đền chùa ngọc sơn tháp bút
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên, trọng tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
bài Văn khấn ban Công Đồng đền ngọc sơn
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con tôn kính chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con tôn kính đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
– Con tôn kính Tam Toà Thánh Mẫu
– Con tôn kính Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con tôn kính Tứ phủ Khâm sai
– Con tôn kính Chầu bà Thủ Mệnh
– Con tôn kính Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con tôn kính Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con tôn kính Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con tôn kính cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con tôn kính quan Chầu gia.
Hương tử (chúng) con là: ………
Cùng đồng bào đẳng cấp, nam nữ đều tôn trọng
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm .….
Tín đồ con đến đây …… Chân thành kính lễ, xin Chúa hộ trì cho gia đình chúng con sức khỏe trọn đầy, phúc thọ thịnh vượng, mong tài lộc đạt đến, mong lộc tới, mong yên bình đến, mọi sự suôn sẻ, gặp nhiều điều may mắn.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
cúng Văn khấn Thành Hoàng chù đền ngọc sơn tháp bút
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
– Con tôn kính chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con tôn kính Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin tôn trọng ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Nơi cư trú…………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( theo lịch âm)
Hương tử con đến địa điểm ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) với lòng thành kính nghĩ: Đức Đại Vương đã đặt mệnh Thiên đình giáng lâm tại Việt Nam, làm Bản
cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương, đã ban phúc lành che chở cho nhân dân. Nay hương tử con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
Di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội có gì
Đền Ngọc Sơn có gì thú vị để bạn khám phá? Dưới đây là các địa danh hấp dẫn mà bạn nên ghé thăm khi tới ngôi đền này.
Công trình Tháp Bút – Đài Nghiên
Dừng chân ở cửa đền Ngọc Sơn, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một ngọn tháp cao 5 tầng được làm bằng đá có hình dáng vô cùng ấn tượng, đó chính là Tháp Bút. Tháp được xây dựng vào năm 1865, nằm trên núi Ngọc Bội. Trên tháp Bút có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên”, được hiểu là “Viết lên trời xanh”, mang hàm ý khẳng định ý chí của tầng lớp tri thức, đặt tầm vóc của mình sánh ngang đất trời.
Dưới chân Tháp Bút là một nghiên mực hình quả đào được cắt đôi theo chiều dọc, gọi là Đài Nghiên. Tấm nghiên được ba con thiềm thừ nâng đỡ, trên thân nghiên khắc một bài thơ của nho sĩ Nguyễn Văn Siêu.
Vào lúc mặt trời ngay trên đỉnh đầu, hình ảnh Tháp Bút in bóng xuống lòng Đài Nghiên tạo nên khoảnh khắc đẹp vô thực không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng.
Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn
Cầu Thê Húc gây ấn tượng với sắc đỏ rực rỡ, cầu được làm bằng chất liệu chính là gỗ, tạo hình cong cong như con tôm. Cây cầu này cũng là lối đi duy nhất dẫn từ bờ Hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn. Với thiết kế đặc biệt đó, bạn có thể dễ dàng cho ra những tấm ảnh “để đời” khi check in tại cầu. Đừng quên dành thời gian ngắm trọn vẹn vẻ đẹp lung linh của cầu Thê Húc khi đêm về, chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Bên trong đền Ngọc Sơn có gì? 2 khu đền thờ
Tiếp tục di chuyển vào bên trong, bạn sẽ được tham quan, khám phá 2 khu đền chính, nơi thờ 2 vị thần nổi danh trong lịch sử là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Văn Xương Đế Quân.
Phong cách kiến trúc của cả hai khu đền thờ đều mang đậm nét đặc trưng của các ngôi chùa ở phía Bắc. Trong đền đặt 2 bức tượng lớn, một là tượng Đức Thánh Trần đặt tại hậu cung, hai là tượng Văn Xương Đế Quân tay đang cầm chiếc bút lông mang phong thái vô cùng thanh tao, khí chất.
Quá trình hình thành đền Ngọc Sơn:
Khởi nguyên, vào thời điểm vua Lý Thái Tổ dời kinh đô ra Thăng Long đã đặt tên cho ngôi đền là Ngọc Tượng, cho tới đời Trần đổi thành Ngọc Sơn, là nơi thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh khi chiến đấu chống quân Nguyên – Mông bảo vệ Tổ quốc. Ít lâu sau, ngôi đền sụp đổ.
Ở triều vua Vĩnh Hựu đời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng cung Khánh Thụy, đồng thời đắp hai quả núi đất nằm trên bờ phía Đông, đối diện với Đền Ngọc Sơn.
Cuối đời nhà Lê, Cung Khánh Thụy bị phá hủy một phần và được người dân làng Tả Khánh phục dựng lại, gọi tên là đền Khánh Thụy nằm hướng ra đền Ngọc Sơn.
Sau một thời gian, nhà từ thiện có tên Tín Trai đã dựng nên chùa Ngọc Sơn tại vị trí của cung Khánh Thụy trước đây. Tiếp đó, ngôi chùa lại được nhượng cho một hội từ thiện khác, đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội đã quyết định bỏ gác chuông, tu sửa lại các gian điện chính, phòng ốc và đặt tượng Văn Xương Đế Quân tại đây, lấy tên là đền Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn thờ ai – Lịch sử đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn thuộc cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm, là ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần chủ quản công danh Văn Xương Đế Quân. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thờ Phật, ban Công Đồng,…
Qua việc thờ cúng cùng với phong cách kiến trúc, hệ thống câu đối, hoành phi và cách bài trí của đền Ngọc Sơn đã thể hiện rõ nét quan niệm Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) của người dân Việt Nam khi xưa.