Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Văn khấn miếu cô vân côn đảo/cầu tình duyên

Văn khấn miếu cô vân côn đảo/cầu tình duyên

Văn khấn miếu cô vân côn đảo/cầu tình duyên

Văn khấn miếu cô vân côn đảo/cầu tình duyên, Miếu Cô Vân (hay còn gọi là Cô Vân Tiên Cảnh) là một ngôi miếu nhỏ nằm trên Hòn Cau Côn Đảo. Cách đảo Côn Sơn khoảng 8km về hướng Đông Bắc, đây là điểm đến tâm linh có vị trí “tựa sơn hướng thủy” vô cùng đắc địa thu hút hàng triệu lượt ghé mỗi năm. Phong cảnh thiên nhiên nơi này được ví von như chốn bồng lai tiên cảnh trần gian.

Văn khấn miếu cô vân côn đảo cầu tình duyên

Địa chỉ: đảo Hòn Cau, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thời điểm đẹp nhất để du lịch Côn Đảo nói chung và tham quan Hòn Cau Miếu Cô Vân nói riêng là từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Tuy còn trong mùa mưa nhưng lúc này biển rất êm thích hợp để sử dụng Phương tiện di chuyển ở Côn Đảo phổ biến nhất đó là tàu thuyền hoặc ca nô để khám phá quần đảo.

Không dừng lại ở đó đây còn thời gian thường có gió nhỏ ở khu vực Đông Bắc, bạn viếng thăm Cô Vân Tiên Cảnh vừa có thể dâng hương, cầu tài lộc lại có cơ hội tận hưởng tiết trời mát mẻ, trong lành.

Trải nghiệm lễ viếng miếu nổi tiếng

Tương truyền, không ai biết Miếu Cô Vân Côn Đảo đã tọa lạc nơi đây từ bao giờ. Chỉ biết trong một lần đánh cá, ngư dân vùng này đã tình cờ bắt gặp và trục vớt được thi hài Cô trên biển, sau đó đưa vào hòn đảo gần nhất tức Hòn Cau bây giờ để chôn cất. Qua thời gian, ngôi miếu không chỉ được xây dựng khang trang hơn với mái hiên ốp gạch mà còn được chính quyền địa phương quan tâm tu sửa và bảo tồn. Bãi Cô Vân – một trong 2 bãi biển nổi tiếng nhất nơi đây cũng được đặt tên theo điểm dừng chân linh thiêng này.

Các bạn gần xa khi đến Hòn Cau thường đi lễ viếng Miếu Cô Vân Côn Đảo. Giống với các buổi viếng khác, quan trọng nhất trong nghi thức này là phần lễ. Người đến viếng sẽ chuẩn bị bộ lễ viếng bao gồm hương, hoa trắng, trái cây, tráp thờ, bộ vàng mã và một số đồ dùng cần thiết như bật lửa, nhang đèn và văn khấn từ trong thị trấn. Gói ghém cẩn thận xong xuôi thì họ mang mọi thứ ra đảo bởi vì nơi đây không có chợ hay điểm buôn bán nào.

Trong quá khứ các lễ vật sẽ được đặt ngoài trời, trước ngôi miếu thiêng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, điểm đến tâm linh này đã được tôn tạo bề thế và khang trang hơn. Dưới lớp mái ngói ốp gạch trang trí long phụng tuyệt đẹp, bạn có thể thoải mái bày lễ, quỳ lạy, dâng hương đồng thời xin Cô phù hộ cho gia đình được bình an, hạnh phúc.

Bài cúng Văn khấn ở miếu cô vân côn đảo linh thiêng ứng nghiệm

“ Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng…năm…

Hương tử con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!”

sắm lễ mâm cúng lễ cô vân côn đảo cầu tình duyên

Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.

Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:

Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.

Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)

Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).

Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em

Tìm hiểu truyền thuyết gắn liền với Miếu Cô Vân Côn Đảo linh thiêng

Theo hướng dẫn viên du lịch và người dân bản địa, bởi vì được kể lại từ nhiều nguồn khác nhau nên câu chuyện về Cô Vân khá mơ hồ. Có truyền thuyết nói rằng đây là một cô gái đã mất trên biển được tàu đánh cá của ngư dân Côn Đảo trục vớt thi hài và mang đi chôn cất. Một phiên bản khác kể rằng người dân địa phương tìm thấy một bộ xương trắng cùng giấy tờ ướt nhòe có ghi tên Vân trôi dạt vào đảo, do đó sau khi chôn Cô đã đặt tên ngôi mộ là Cô Vân.

Cũng từ khoảng thời gian này, nhiều người dân đánh bắt cá gần đây mỗi khi đi ngang qua Hòn Cau đều bắt gặp một cô gái mặc đồ trắng lướt nhẹ trên sườn đồi, ẩn hiện cùng làn sương tựa như mây trên núi. Biết đây là bậc thánh nữ linh thiêng họ đã cùng nhau lập miếu tại vị trí ngôi mộ của Cô để thờ phụng. Cũng vì lẽ này mà về sau khi tàu bè đi qua đây đều ghé thăm miếu dâng hương và cầu tài lộc, sức khỏe.

Hướng dẫn cách di chuyển tới ngôi miếu thiêng

Để viếng thăm Miếu Cô Vân, chỉ có một cách duy nhất là sử dụng phương tiện đường thủy. Bạn có thể đi ca nô cao tốc xuất phát từ bến tàu du lịch hoặc Cầu tàu 914 Côn Đảo tại trung tâm thị trấn đến Hòn Cau, mất khoảng 25 phút di chuyển. Muốn thuê loại phương tiện này, bạn cần đặt trước với các đại lý bán vé để họ xin giấy phép thông hành từ Bộ đội biên phòng và Hạt kiểm lâm.

Chi phí mướn ca nô thường dao động từ 2.800.000 VNĐ đến 3.600.000 VNĐ/chuyến tùy vào số lượng chỗ ngồi và chất lượng tàu. Trường hợp đi một mình hoặc du lịch theo nhóm ít người, để tiết kiệm hơn bạn có thể mua luôn tour đi Hòn Cau với 2 gói thời gian là nửa ngày hoặc một ngày. Vé tham quan hòn đảo này rơi vào khoảng 60.000 VNĐ/khách mọi người nhé!

điều kiêng kỵ khi vào lễ miếu đền phủ

Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.

Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.

Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.

Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.

Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.

Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.