Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ

Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ

Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ

Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa, được Phật giáo Đông Á vô cùng tôn sùng và được mô tả như một vị tỳ kheo của phương Đông. Theo các tài liệu nghiên cứu Phật Giáo của các học giả, tín ngưỡng thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát đã xuất hiện vào khoảng thế kỉ I hoặc II TCN tại Ấn Độ. Các tài liệu Phật Giáo thì ghi chép rằng, Đại Tạng Vương Bồ Tát đảm nhận trọng trách độ hoá chúng sinh ở thế giới Ta Bà sau khi Phật Thích Ca viên tịch và trước khi Di Lặc thành Phật.

Trước Đức Phật Thích Ca, Ngài Địa Tạng đã lập lời thệ rằng sẽ cấp phương tiện để chúng sinh trong lục đạo được giải thoát hết rồi bản thân mới thành Phật. Ngài được xem là vị Bồ Tát của chúng sinh Địa Ngục và được mệnh danh là giáo chủ cõi U Minh. Trong vô lượng kiếp trước, Ngài là một hiếu nữ có nhiều phước đức tên là Quang Mục.

Mẹ nàng Quang Mục vì tạo vô số ác nghiệp nên khi chết đi bị đoạ vào địa ngục. Nàng Quang Mục đã thành tâm cầu nguyện, làm nhiều việc thiện để nhờ Đức Phật cứu độ mẹ mình. Trước Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Ngài phát nguyện sẽ cứu vớt những chúng sinh đang chịu khổ ở địa ngục để họ thoát khỏi ác đạo thì Ngài mới thành Chánh Giác.

Còn trong các tài liệu Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc

thì Địa Tạng Bồ Tát có tên là Kim Kiều Giác. Ngài sinh vào thế kỉ thứ VII, vốn là một hoàng tử sống trong hoàng thất, hưởng cuộc sống xa hoa phú quý.

01 Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ
02 Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ

Thế nhưng hoàng tử không bị ảnh hưởng bởi lối sống này mà lại là người chăm chỉ, đạm mạc, ham học hỏi, có lối sống vô cùng giản dị. Ngài xuất gia năm 24 tuổi, hành cước khắp nơi và dừng chân ở núi Cửu Hoa Sơn. Vào ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26, Ngài nhập Niết bàn.

Bài cúng văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát cầu công danh sự nghiệp như sau:

Nam mô A di đà phật! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đệ tử thật tình sám hối, cuộc sống, công tác, tình cảm không như ý là do bản thân kiếp trước, kiếp này bất hiếu với cha mẹ, không biết cảm ơn, tà dâm, keo kiệt, ghen tị, lười biếng, oán giận, hư vinh, thái độ làm việc không hợp chính, trốn tránh trách nhiệm dẫn tới quả báo.

Lúc này đệ tử hướng tới tất cả Bồ Tát, Thiên Long hộ pháp, hướng tới tất thảy chúng sinh bị ta làm tổn thương mà sám hối. Đệ tử tiếc rằng, công tác không tốt, không thể cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ, đền đáp công ơn dưỡng dục.

02 Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ
04 Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ

Thân là người trưởng thành,

đệ tự cảm thấy công việc không phát triển, sầu muộn không thể tập trung học Phật. Cha mẹ lo lắng, bản thân sốt ruột, lơ là hướng Phật.

Nay, đệ tử tìm tới cửa Phật, hướng đại bi đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát khẩn cầu nhân duyên công việc có khởi sắc. Đệ tử hi vọng trong công việc:

1. Cơ quan chính quy, không tạo ác nghiệp, nội dung công việc thích hợp, có thể đảm nhiệm, có thể làm việc lâu dài.

2. Công việc làm cha mẹ an tâm, không phải xã giao rượu thuốc.

3. Không quá mệt nhọc, không quá xa xôi, giao thông tiện lợi, có thời gian học Phật, làm việc thiện.

4. Tiền lương thích hợp, có cơ hội tăng lương để nuôi dưỡng cha mẹ, cáng đáng việc nhà, có thừa làm việc thiện

5. Lãnh đạo nhân phẩm tốt, đồng nghiệp thân thiện, mọi người cùng nhau kết thiện duyên.

Vì thế, ta nguyện:

05 Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ
Các bài văn khấn địa tạng vương bồ tát, lập bàn thờ

1. Tụng 200 bộ “Địa Tạng Kinh”, “Tâm Kinh” 500 lần, thường xuyên niệm “A di đà Phật”.

2. Hiếu thuận tôn kính cha mẹ, quan tâm cha, giúp đỡ mẹ.

3. Ngày rằm, mùng 1 ăn chay, ngày thường ăn ít thịt, không ăn vật còn sống.

4. Phản tỉnh chính mình, tu sửa khuyết điểm, gắng kết thiện nghiệp, không sát sinh, không ăn trộm, không tà dâm, không ác khẩu, không hai lời, không nói dối, không tham lam, không ngu dốt, không ghen tị.

5. Tùy duyên phóng sinh, làm nhiều việc thiện, quyên tiền cúng dường.

6. Nỗ lực tu hành, dẫn đường trợ giúp người khác học Phật

7. Tu hành có tâm đắc ở thông linh phật giáo võng tuyên bố, cùng mọi người cùng nỗ lực phát huy Phật hiệu.

Nam mô A di đà Phật! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô thập phương tam thế hết thảy phật Bồ Tát! Hy vọng đệ tử cố gắng tu hành, đạt thành nguyện vọng.

Bài cúng Văn khấn nôm địa tạng vương bồ tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Tín chủ con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Ý nghĩa của việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có hạnh nguyện lớn, Ngài dùng pháp lực, lòng từ bi vô lượng của mình để cứu độ những linh hồn sa vào địa ngục, giúp họ thoát khỏi đau đớn, khổ ải, được lên cõi vĩnh hằng.

Theo kinh Địa Tạng Bản Nguyên, người chi tâm quy y, lễ bái, chiêm ngưỡng, cúng dường hoặc tô vẽ hình tượng Địa Tạng Bồ Tát sẽ được giảm trừ bệnh tật, tiêu trừ tai họa, giảm tội chướng, lúc hiểm nguy thì được quỷ thần hộ vệ. Với những người thành tâm tụng niệm danh xưng của Ngài sẽ có được trí hệ to lớn và nhanh chóng hoàn thành ước nguyện.

Nương nhờ công năng, oai lực của Địa Tạng Bồ Tát, người thờ tôn tượng Ngài, thành tâm đảnh lễ, chiêm ngưỡng, cúng dường, thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà sẽ được những lợi ích sau đây:

Đối với cuộc sống hiện tại, nếu gia chủ thành tâm nguyện cầu, tụng niệm danh hiệu Ngài sẽ có trí hệ rộng lớn, ước nguyện sớm thành hiện thực

Bản thân, người thân, người được nguyện cầu được xua đuổi tai ương, thoát khỏi hiểm nguy, có sức khoẻ tốt, được quỷ thần hộ vệ, tai qua nạn khỏi

Trong kiếp sau này nếu mong cầu thoát khỏi thân nữ sẽ được như ý nguyện kiếp sau được đổi sang thân nam nhi

Nếu được nguyện cầu kiếp sau được chứng cho thân xinh đẹp, có cuộc sống an nhàn sung túc, thoát khỏi nghèo hèn thì sẽ được như ý nguyện

Với người sắp lâm chung, việc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều điều thiện cho người bệnh sẽ giúp họ kéo dài thời gian sống

Với người mới mất, trong 49 ngày sau khi mất, tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp vong linh sớm được siêu thoát

Với gia chủ hay gặp điều lạ, bị quấy phá thì khi thành tâm niệm kinh sẽ có giấc ngủ an lành, không còn gặp ma quỷ, người lạ hay gặp điều quái ác…

Địa Tạng Bồ Tát còn là biểu pháp của tinh thần hiếu đạo, người thờ phụng Địa Tạng Bồ Tát thường có ý niệm báo hiếu, tận hiếu với cha mẹ, luôn muốn thực hiện những hành động có ích cho xã hội. Chúng sinh niệm danh hiệu Địa Tạng, tụng niệm Địa Tạng Kinh hồi hướng cho người thân đã mất sẽ giúp họ biết rõ nhân quả, gieo nhân thiện, biết hối lỗi, dựa vào công đức, thần lực của Bồ Tát để thoát khỏi nỗi khổ chốn địa ngục, sớm tái sinh cõi người, cõi trời.

Cách lập bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát tại nhà

Việc lập bàn thờ Phật tại gia nhằm giúp chúng ta tu tập, thực hành theo lời Phật dạy. Khi thờ Phật, điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm, lòng thành kính của gia chủ. Sau đây là các bước thờ Địa Tạng Bồ Tát tại gia mà quý khách có thể tham khảo:

Xác định vị trí đặt bàn thờ phù hợp

Trước khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, gia chủ cần xác định hướng và vị trí lập bàn thờ. Bàn thờ Phật, Bồ Tát cần được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, bàn thờ nên áp lưng vào tường, mặt chính diện đối diện với cửa ra vào.

Bàn thờ tốt nhất nên đặt ở không gian thanh tịnh, yên tĩnh, không nên đặt ở phòng khách, nơi thường xuyên tập trung ăn uống, trò chuyện, nếu có gian thờ riêng là tốt nhất. Bàn thờ cần đặt ở vị trí cao nhất trong nhà, nếu là nhà phố nhiều tầng thì bàn thờ nên đặt ở phòng cao nhất, đối diện với ban công. Nếu ở chung cư thì bàn thờ cần đặt ở trung tâm căn hộ, nơi trang trọng nhất.

Tuyệt đối không đặt bàn thờ đối diện với phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh. Lưng bàn thờ không dựa vào cầu thang, tường nhà tắm, tường nhà vệ sinh.

Bàn thờ Phật, Bồ Tát cũng không được đặt ở phòng ngủ. Trường hợp nếu ở trọ, nhà chỉ có một phòng thì có thể đặt bàn thờ Phật ở trong phòng, nên dùng vải sạch phủ tượng Bồ Tát, trước khi lễ Phật thì dọn dẹp phòng ở sạch sẽ rồi tiến hành lễ Phật như thường.

Bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát gồm:

Khi thờ Địa Tạng Bồ Tát nói riêng và thờ Phật nói chung, trước khi lập bàn thờ, gia chủ cần xác định được những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ. Những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Phật, Bồ Tát bao gồm:

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát: Thờ Ngài Địa Tạng thì chắc chắn không thể thiếu tôn tượng của Ngài. Có rất nhiều mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá đẹp, quý khách có thể tham khảo tại website Rước Tài Lộc của chúng tôi.

Lư hương dùng để thắp hương: Đây được xem là sự kết nối tâm linh giữa Bồ Tát và Phật Tử.

Đôi đèn thờ: Trước đây, đèn thờ thường là đèn dầu, tuy nhiên hiện nay, đa số người ta sử dụng đèn cầy và đôi đèn thờ điện vì đèn thờ điện có độ bền cao, thiết kế đẹp lại phù hợp với không gian sống hiện nay.

Ống hương: Là vật dụng dùng để đựng nhang, ống hương sẽ giúp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ và trang trọng hơn rất nhiều.

Đỉnh Trầm: Dùng để đốt trầm hương, ca ngợi công đức của Địa Tạng Bồ Tát là hương thơm ngào ngạt và khiến không gian trở nên ấm cúng, sang trọng hơn.

Mâm bồng đựng hoa quả: Để chứa hoa quả dâng lên Đức Phật, Bồ Tát nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với các Ngài.

Các vật phẩm khác: Ngai nước thờ, hủ choé đặt bàn thờ Phật, bộ lộc bình…

Các vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Phật, Bồ Tát đều có tại mục Đồ Thờ Cúng của Rước Tài Lộc, quý khách có thể tham khảo tại đây!

Những bước lập bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà gia đình

Sau khi đã xác định được các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và chọn được vị trí đặt bàn thờ thích hợp, gia chủ cần:

Chọn tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ưng ý, khi chọn tượng nên ngắm nhìn tôn tượng, nếu sinh ra cảm giác tôn kính, an yên thì hãy chọn mẫu tượng ấy. Tượng Bồ Tát nên chọn tôn tượng tướng diện đẹp, thiết kế tinh tế, màu sắc hài hoà, nước da sơn hồng hào tươi sáng, ánh mắt hiền từ, thần thái tươi vui,

Bày trí bàn thờ trang nghiêm, đầy đủ, hợp lễ trước khi thỉnh tượng về để khi thỉnh tượng bạn chỉ cần đi một mạch về nhà và an vị tượng Phật trên bàn thờ. Tuyệt đối không ghé bất kỳ nơi nào khác khi thỉnh tượng từ cửa hàng về.

Chọn ngày thỉnh tượng phù hợp, thông thường, trong Phật Giáo không phân biệt ngày tốt ngày xấu, gia chủ chỉ cần chọn một ngày tiện nhất để thỉnh tượng. Tuy nhiên, nếu cẩn thận, gia chỉ có thể chọn ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là gày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Giải đáp một số thắc mắc khi lập bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Khi thỉnh tượng Phật về nhà, có người nói chỉ cần tụng kinh, niệm Phật thì Bồ Tát sẽ nhập tượng, tuy hiên cũng có người lại nói cần phải mời thầy về an vị Phật? Vậy làm theo cách nào mới là đúng nhất?

Với thắc mắc này, thực ra gia chủ chọn cách nào cũng đúng. Theo cách thứ nhất thì chư Phật Bồ Tát ở khắp nơi, chỉ cần có lòng thành kính, tôn sùng Ngài thì Ngài sẽ nhập tượng để phổ độ, cứu độ chúng sinh.

Do đó, khi thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà, gia chủ chỉ cần thỉnh tượng về, làm lễ an vị Phật tại gia, tụng kinh, niệm Địa Tạng kinh là được. Còn nếu có điều kiện, có thể mời thầy về tụng kinh, khai quang rồi tiến hành lễ an vị tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nhìn chung, hai cách làm này điều được, tuỳ vào điều kiện mà gia chủ chọn cách làm cho phù hợp, thuận tiện nhất.