Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Văn khấn long mạch – sơn thần rừng – thổ thần(công)

Văn khấn long mạch – sơn thần rừng – thổ thần(công)

Văn khấn long mạch – sơn thần rừng – thổ thần(công)

Văn khấn long mạch – sơn thần rừng – thổ thần(công), Về mặt phong thủy, long mạch là mạch của một mảnh đất, là nơi khí hội tụ.

Có thể nói những dòng mạch khí này mềm mại, uyển chuyển và uốn lượn giống như mạch máu trong cơ thể người. Các dòng mạch này được hội tụ đầy đủ những yếu tố thuộc về vượng khí của đất trời.

Vì vậy, theo quan niệm phong thủy, long mạch chính là vị trí tốt nhất của mảnh đất để xây nhà.giúp gia chủ sẽ gặp được rất nhiều phước lành, sự may mắn và thịnh vượng.

Cũng theo phong thủy, long mạch là vị trí trung tâm, nơi giao nhau của 4 thế đất: Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long và Bạch Hổ, được xem là 4 yếu tố hộ vệ cho long mạch với nguồn gốc tên gọi từ “tứ linh” (4 con vật linh thiêng), bao gồm:

Thế Đất Bạch Hổ

01 Văn khấn long mạch sơn thần rừng thổ thần(công)
02 Văn khấn long mạch sơn thần rừng thổ thần(công)

Thuộc về hướng Tây với linh vật là Bạch Hổ. Mang tới sự bảo vệ, điều may mắn và tốt lành.

Đồng thời, đây cũng là biểu tượng của mùa thu, âm khí và màu trắng.

Thế đất này thấp hơn thế đất Thanh Long (do quan niệm Tả Thanh Long tương ứng với hữu Bạch Hổ) nhưng lại dài hơn. Điều này giúp đảm bảo may mắn, tốt lành của long mạch.

Thế Đất Chu Tước

03 Văn khấn long mạch sơn thần rừng thổ thần(công)
04 Văn khấn long mạch sơn thần rừng thổ thần(công)
Văn khấn long mạch sơn thần rừng thổ thần(công)

Là linh vật xuất hiện trong quan niệm thời cổ với dáng hình như chim sẻ đỏ. Là biểu tượng của mùa hè, khí dương, màu đỏ và thuộc hướng Nam. Thế đất này có ý nghĩa mang tới sự viên mãn trong tình yêu, hạnh phúc. Dấu hiệu nhận biết là nơi được bao bọc bởi sông dài và cũng là thế đất thấp nhất.

Thế Đất Huyền Vũ

Thuận theo hướng Bắc, tượng trưng cho màu đen, mùa đông và khí âm.
Đặc điểm của thế đất này là có đồi hay núi ở sau lưng, tạo sự che chở và bao bọc. Đồng thời, đây cũng là thế đất cao nhất, mang ý nghĩa chỉ sự trường thọ.

Thế Đất Thanh Long

Với linh vật là con rồng, thế đất này có tính chất địa thế nhấp nhô nhưng bên trái phải cao hơn bên phải, giống như nơi rồng trú ẩn. Đây là thế đất tượng trưng cho hướng Đông, mùa Xuân, màu xanh, khí dương và chòm sao Thần Nông.

Sắm lễ Bồi Hoàn Địa Mạch gồm những gì

Để tiến hành làm lễ Bồi Hoàn Long Mạch, gia chủ cần lưu ý sắm một số lễ vật sau:

01 chén gạo, 01 chén muối, 01 chén nước, 01 chén rượu trắng, 01 chén đựng trà khô.

01 đĩa ngũ quả.

01 bình hoa (nên chọn hoa Cúc vàng hoặc Hoa ngũ sắc).

01 đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc, hương (nhang) thơm.

05 chiếc bánh bao.

01 gà nguyên con, 01 giò lụa, 01 bánh chưng, 01 đĩa xôi, 02 bát chè ngọt.

02 cây đèn cầy hoặc 02 cây nến.

1000 vàng mã hoa đỏ, 1000 vàng ngũ phương, 01 bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ, 05 đinh tiền lễ.

Văn khấn Long Mạch, Sơn Thần và Thổ Thần

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….

Tín chủ (chúng)con là:……………………………………..

Ngụ tại………………………………………………………..

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại…………………………

Chúng con cùng tòan thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Thần núi sơn thân được hiểu

Thần núi hay Sơn thần (山神/Sansin) là các vị thần giám hộ trong văn hóa châu Á gắn liền với những ngọn núi. Sơn thần hay thần núi được xem là Thần hoàng bổn cảnh, ngự trị cai quản ở một lãnh địa nhất định (thường là những ngọn núi thiêng, các khu rừng thiêng), thần núi liên quan đến Thần địa chủ (地主神), Thổ địa công (土地公) và Thần thành hoàng (城隍神).

Sơn thần là vị thần thánh có danh tiếng và địa vị ở Hàn Quốc, một số ngọn núi thiêng của Trung Quốc có đền thờ các vị thần núi rừng theo truyền thống Đạo giáo, được gọi là Sơn thần, vị thần núi ở Nhật Bản được mang tên là Yama-no-Kami (山の神/yamagami),

ở Việt Nam vị thần núi còn được gọi là Sơn thần, Sơn thánh. Trong văn hóa Á Đông, vị Thần núi (Sơn thần) thường hiện diện trong bộ dạng ông lão râu tóc bạc phơ và đi cùng với một con hổ (còn được gọi là Sơn quân) do hình tượng con hổ trong văn hóa Đông Á có vị trí quan trọng, được xưng tụng là chúa sơn lâm và được cư dân địa phương phụng thờ. Ngoài ra, nhiều cư dân bản địa, dân tộc thiểu số cũng có tục thờ thần núi gắn với địa bàn mình cư trú.

SẮM LỄ CÚNG THẦN NÚI – THỔ (thần) CÔNG

Đồ lễ khi cúng bái sẽ một phần thể hiện xem tấm lòng thành ý của bạn đến với các vị thần linh đến đâu vì vậy lễ cúng thổ công gồm những gì là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Tại mỗi địa phương hay điều kiện tài chính khác nhau sẽ có những đồ lễ cúng thổ công khác nhau. Tuy nhiên dưới đây sẽ là những lễ vật cần có trong mâm lễ cúng thổ công:

Một mâm trái cây ngũ quả, một bình hoa

Một bộ tam sinh: một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng luộc

Một đĩa muối, đĩa gạo

Một ly nước trong,

3 ly nước trà,

3 ly rượu trắng

1 bao thuốc lá

Một đĩa bánh kẹo

Giấy tiền vàng mã cúng thần tài

Hương cúng động thổ

Một con gà luộc

Năm lá trầu, năm quả cau

Một phần chè

Một phần xôi gấc

Nước suối

Tuy nhiên những lễ vật chỉ mang tính tâm linh và một phần nhỏ nào đó thể hiện thành ý, quan trọng nhất đó chính là thái độ và lòng kính của gia chủ khi dâng lên các vị thần cai quản khu đất.

Thổ công, địa, được hiểu?

Thổ công (土公), còn được gọi là thổ địa (土地), thổ địa công (土地公), ông địa (翁地), ông công (翁公), thổ kỳ, thần đất (神坦) hay thổ thần (土神) hoặc xã thần (社神), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất, địa điểm.

Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì người ta thường cúng vị thần này qua lễ động thổ. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất.

Các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng thần tài, thổ địa.

Ngoài việc chuẩn bị bàn thờ, văn khấn thần tài, thổ địa. Mâm cúng thần tài thổ địa cũng rất quan trọng, bạn có thể tham khảo lễ cúng thần tài dưới đây.

Trái cây (Tối thiểu 5 loại – Đặt bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào vào trong)

5 nén hương / nhang

5 chén nước.

2 cây đèn cây hoặc nến.

Thuốc lá

Gạo 1 đĩa

Muối hột 1 đĩa

Một bộ giấy tiền vàng mã, bạn ra tiệm bán đồ vàng mã hỏi mua vàng tiền cúng thần tài

Hoa (Có thể là hoa cúc, hoả hồng – Đặt bên phải bàn thờ, nhìn từ ngoài vào)

Bộ tam sên đều đã luộc gồm: một miếng thịt ba rọi, một hột vịt, 1 con tôm hoặc cua, miền Nam thì thường mua thêm một con cá lóc nướng.