Trang chủ / ĐỒ THỜ ĐÁ ĐẸP / Văn khấn miếu bà cô ngũ hành/sự tích sắm lễ

Văn khấn miếu bà cô ngũ hành/sự tích sắm lễ

Văn khấn miếu bà cô ngũ hành/sự tích sắm lễ

Văn khấn miếu bà cô ngũ hành/sự tích sắm lễ, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện, … phổ biến nhất là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu ngũ hành” hay “miếu bà”. Ngoài ra cũng có những tên gọi khác mà tên miếu gắn với tên địa phương, bên trong có đặt tượng thờ Chúa Bà Ngũ Hành.

Bà Ngũ Hành là:

Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ 01
Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ 02

Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Kim, đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự kiêu hãnh.

Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Mộc, đại diện cho sự phát triển, sức sống và sự dẻo dai.

Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Thủy, đại diện cho sự linh hoạt, sự chảy chất và trí tuệ.

Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Hỏa, đại diện cho sức nóng, sự sôi động và năng lượng.

Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Thổ, đại diện cho sự ổn định, sự chắc chắn và sự đất đai.

Các vị Chúa Bà này được tôn vinh và thờ phụng như các vị thần bảo hộ trong tín ngưỡng thờ Ngũ Hành Nương Nương của người Việt Nam. Thông qua việc thờ cúng và tôn vinh các vị thần này, người dân hy vọng sẽ nhận được sự bảo hộ và may mắn trong cuộc sống.

Tục thờ miếu bà ngũ hành nam bộ

Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ 03
Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ 04

Tại vùng đất phương nam, những ngôi miếu Bà xuất hiện khắp nơi. Nhiều hơn cả là tại các vùng nông thôn. Đôi khi, Chúa Bà được thờ tại miếu riêng giống như các vị thần khác thường thấy nhưng cũng có khi Chúa Bà được phối thờ trang trọng trong các am thờ nhỏ hoặc các ban thờ riêng tại các miếu thờ hay tại đình, lăng, … Chúa Bà được thờ phổ biến tại các miếu liền kề nhau trên khắp các thôn ấp đường phố.

Như tại quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định cũ, nơi có rất nhiều chùa, miếu, thì chỉ một trong hai khu phố liền kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Chúa Bà Ngũ Hành. Hay trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu cũng cung dựng ngôi miếu thờ Bà thật nhỏ đặt ngay cạnh ao nuôi cá hay chuồng gà vịt. Hay đôi khi, chúa bà cũng được cạnh ban thờ Thành Hoàng (vị thần bảo hộ cho làng xã) cùng với Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, …

Lễ cúng vía bà cũng lớn như lễ cúng vía thành Hoàng vậy. Không chỉ thế, dù thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc tín ngưỡng “thờ Phật” nhưng Ngũ Hành Nương Nương vẫn được thờ trong chùa. Tiêu biểu là những ngôi chùa cổ như chùa Phổ Đà Quan Âm – Gò Vấp, Chùa Vạn Thọ (quận 1), Chùa Bình An (Bình Tân), … Điều này cho thấy, tục thờ Chúa Bà Ngũ Hành đã phổ biến và phát triển sâu rộng đến nhường nào trong đời sống dân cư người Việt.

Ngày kỵ của Chúa Bà Ngũ Hành

Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ 05
Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ 06
Văn khấn miếu bà cô ngũ hành sự tích sắm lễ

Theo đúng tục lệ thì lễ vía Bà Chúa Ngũ Hành là vào ngày 19/3 âm lịch nhưng cũng có nơi cúng lễ vào một số ngày khác, nhưng vẫn chỉ xoay quanh tháng 3 âm lịch. Bởi theo người Việt quan niệm thì “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, nên lệ này luôn được giữ.

Trước ngày kỵ của bà, bà con thường làm lễ “đắp y cho Mẹ” tức nghi thức lau chùi, sơn sửa thay áo mới cho các pho tượng Chúa Bà. Tới ngày kỵ, ngoài việc sắm lễ, dâng hương Ngũ Hành Nương Nương thì tại các miếu thờ bà còn mời người về múa bóng rỗi, hát, tế, dâng bông Chúa Bà.

Sắm lễ dâng 5 mẹ Ngũ Hành

Chúa Bà Ngũ Hành được tôn thờ phổ biến trong nhân gian bởi người ta tin rằng các Bà có những quyền năng liên quan tới mọi ngành nghề như đất đai, củi lửa, kim khí, … có thể phù hộ và ban lộc cho ngư dân, thợ thủ công, nông dân, … giúp họ làm ăn thuận lợi, có của ăn, của để. Vì việc thờ cúng Chúa Bà Ngũ Hành trở thành một tục lệ phổ biến nên Chúa Bà được thờ tự rất nhiều tại các đền miếu, đặc biệt là ở khu vực phương Nam, Việt Nam, việc sắm lễ, cúng lễ cũng gần như tương tự nhau.

Về việc sắm lễ, giống như việc thờ các vị thần linh Tứ Phủ khác, nhân dân cũng sắm lễ, dâng hương Chúa Bà vào những ngày đầu năm đầu tháng với các thứ lễ đầy đủ, tùy tâm. Nếu như bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Lễ vật cúng trong đền Bà Chúa Ngũ Hành:

Bà Ngũ Hành được thờ cúng rộng rãi trên thế giới vì người ta tin rằng bà có quyền năng liên quan đến mọi ngành nghề như ruộng đất, củi, kim…, thợ thủ công, nông dân… giúp họ làm ăn khấm khá được lợi, có của ăn của để. ăn. Do tục thờ Bà Ngũ Hành đã trở thành một phong tục phổ biến nên Đức Mẹ được thờ rất nhiều trong các chùa chiền, đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ.

Về việc chuẩn bị lễ, cũng giống như các lễ cúng Tứ Phủ khác, người ta cũng chuẩn bị lễ vật và dâng hương Đức Bà vào những ngày rằm tháng giêng với đầy đủ lễ vật tùy ý.

Việc chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng ít nhiều khác nhau tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và tập quán của người dân địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản phải có những lễ vật sau:

Lễ Chay: Bao gồm hoa, trà, trái cây, sản phẩm…,

Lễ mặn: Gồm xôi, thịt gà, thịt lợn, giò, chả… được làm và nấu kỹ lưỡng.

Đồ ăn sống: Gồm có trứng, gạo, muối hoặc mồi (một miếng thịt heo chừng vài lạng)

Lễ vàng mã: tiền, vàng, mũ, hia…

Tuy nhiên chúng ta không nên quá cầu kì về mặt lễ vật mà quên mất đi rằng lòng thành mới là thứ cốt lõi.

Văn khấn cúng mẹ bà cô ngũ hành

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)

Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng

chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm sắm sửa dâng lên lễ bạc hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm, trình cáo

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng,

sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!